Page 40 - SCK Mot so va de ve thua ke theo quy dinh cua phap luat VN
P. 40

thành người sống lang thang, trẻ em thất học …) hoặc nguy hiểm đến tính mạng

          thì không được hưởng di sản.

               + Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác
          nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng

               Đây là một trong những căn cứ để pháp luật tước quyền hưởng di sản của

          người thừa kế. Chỉ có thể tước quyền hưởng di sản của những người thừa kế trong
          trường hợp này khi họ có hành vi xâm phạm đến tính mạng của những người thừa

          kế khác là hành vi cố ý và đã bị Tòa án kết án bằng một bản án có hiệu lực pháp
          luật. Tuy nhiên, nếu tước bỏ quyền hưởng di sản của người thừa kế ở trường hợp
          thứ nhất không cần xác định động cơ, mục đích của hành vi phạm tội thì trong

          trường hợp này người thừa kế chỉ bị tước quyền hưởng di sản khi hành vi của họ
          chứa đựng mục địch, động cơ là chiếm đoạt một phần hoặc toàn bộ phần di sản

          mà người thừa kế khác có quyền được hưởng. Việc xác định động cơ, mục đích
          của người thừa kế có hành vi xâm phạm đến tính mạng của của những người thừa
          kế khác là một điều kiện bắt buộc trong trường hợp này. Bởi trên thực tế, có những

          trường hợp người đồng thừa kế giết hại nhau có thể vì mâu thuẫn cá nhân, vì ghen
          tuông hay xô xát nhau trong lúc phân chia di sản mà không có mục đích chiếm

          đoạt tài sản của người người thừa kế khác. Như vậy, người bị kết án về hành vi
          xâm phạm đến tính mạng của người thừa kế khác có động cơ nói trên thì Tòa án

          phải xác định động cơ trong Bản án.

               Người thừa kế khác ở đây có thể được hiểu là người thừa kế theo di chúc
          hoặc người thừa kế theo pháp luật vì trong trường hợp giết người thừa kế theo di

          chúc thì khi người thừa kế theo di chúc chết trước người để lại di sản thì phần di
          chúc đó sẽ vô hiệu và phần di sản đó sẽ được chia theo pháp luật. Khi đó, người
          có hành vi giết người thừa kế khác sẽ được hưởng một phần hoặc là toàn bộ theo

          pháp luật khi chính người đó thuộc hàng thừa kế theo pháp luật của người để lại
          di sản.

               + Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong

          việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, hủy di chúc, che giấu di chúc
          nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản

               Khi lập di chúc thì người đó nhằm định đoạt phần di sản của mình sau khi

          mình chết, di sản đó được cho những ai, theo tỷ lệ thế nào thì do chính người lập
          di chúc quyết định. Những tài sản mà người lập di chúc để lại là tài sản thuộc sở

          hữu của người đó nên sự cản trở, can thiệp bất hợp pháp của những chủ thể khác




                                                     38
   35   36   37   38   39   40   41   42   43   44   45