Page 41 - SCK Mot so va de ve thua ke theo quy dinh cua phap luat VN
P. 41

sẽ làm cho hiệu lực của di chúc bị ảnh hưởng. Vì vậy, cần có chế tài dành cho

                     những người có hành vi đó như là tước quyền hưởng di sản của họ.

                           Những hành vi cản trở, can thiệp bất hợp pháp được pháp luật quy định là:

                           Hành vi thứ nhất: Hành vi lừa dối người để lại di sản nhằm hưởng một phần
                     hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản:


                           Lừa dối đối với người để lại di sản là việc cung cấp một thông tin sai sự thật
                     làm cho người để lại di sản tin vào đó mà lập một di chúc trái với ý nguyện thực
                     của mình. Trong trường hợp này, người lập di chúc đã tin tưởng tuyệt đối vào

                     hành vi của người thừa kế, mặc dù trong ý thức chủ quan của người lập di chúc
                     đã thể hiện ý chí của mình là lập di chúc định đoạt tài sản cho một người thừa kế

                     nào đó nhưng do bị người thừa kế lừa dối cho nên người lập di chúc đã hủy bản
                     di chúc đã lập hoặc lập một bản di chúc khác cho người có hành vi lừa dối được
                     hưởng phần di sản đã định đoạt trước đây.


                           Ngoài ra, hành vi lừa dối của người thừa kế trong trường hợp trên phải chứa
                     đựng mục đích, động cơ là nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý
                     chí của người để lại di sản thì người có hành vi lừa dối mới bị tước quyền hưởng

                     di sản.

                           Đối với hành vi cưỡng ép là hành vi dùng thủ đoạn vật chất và tinh thần dồn
                     người khác vào thế tiến thoái lưỡng nan buộc họ phải làm theo yêu cầu của mình

                     đưa ra. Hành vi ngăn cản là việc không cho người có di sản lập di chúc, những
                     hành vi này đã xâm phạm đến quyền tự do ý chí của người để lại di sản buộc họ

                     phải lập một bản di chúc trái với ý nguyện của họ.

                           Đối với những hành vi như hành vi lừa dối, cường ép, ngăn cản người để lại
                     di sản trong việc lập di chúc của người thừa kế thì bản di chúc được lập khi ý chí

                     của người để lại di sản bị tác động bởi những hành vi trên thì di chúc sẽ bị tuyên
                     bố là vô hiệu. Hay nói cách khác đây là bản di chúc không có hiệu lực pháp luật
                     do không thỏa mãn điều kiện tại khoản 1 Điều 630 BLDS năm 2015 về di chúc

                     hợp pháp “... không bị lừa dối, đe dọa hoặc cưỡng ép” nên trường hợp này luôn
                     làm phát sinh việc thừa kế theo pháp luật. Nếu người thừa kế có hành vi lừa dối,

                     cưỡng ép, ngăn cản là người thừa kế theo pháp luật của người để lại di sản thì Tòa
                     án chì cần tuyên bố tước bỏ quyền thừa kế theo luật của người đó đối với di sản

                     mà người chết để lại. Nếu người thừa kế đó là người ngoài diện thừa kế và có tên
                     trong di chúc được lập do bị lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản thì Tòa án chỉ cần






                                                                 39
   36   37   38   39   40   41   42   43   44   45   46