Page 42 - SCK Mot so va de ve thua ke theo quy dinh cua phap luat VN
P. 42

tuyên bố di chúc vô hiệu và di sản được chia cho những người thừa kế theo luật

          của người để lại di sản.

               Hành vi thứ hai: Hành vi giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, hủy di chúc, che
          giấu di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để

          lại di sản

               Hành vi giả mạo di chúc là hành vi của một người đã lập một di chúc theo ý
          chí của mình nhằm thay thế di chúc của người để lại di sản hoặc để cho những

          người khác tưởng lầm rằng người chết có để lại di chúc.

               Hành vi sửa chữa di chúc là việc người thừa kế sửa chữa nội dung của di
          chức hoặc xóa bỏ nhiều từ trong di chúc, những từ này ảnh hưởng tới quyền lợi

          của người thừa kế hoặc người thừa kế viết thêm vào trong di chúc số người được
          hưởng, số tài sản được hưởng. Hay nói cách khác sửa chữa di chúc là hành vi của
          một người trong việc thay đổi một phần hoặc toàn bộ nội dung của di chúc mà

          người để lại di sản đã lập và làm cho nội dung của di chúc không đúng với ý chí
          của người lâp di chúc. Hành vi này không những xâm phạm ý chí của người để

          lại di sản, mà còn xâm phạm đến quyền lợi của những người thừa kế khác cho nên
          người có hành vi này sẽ bị không được hưởng di sản thừa kế.

               Hành vi hủy di chúc mà người để lại di sản đã lập là hành vi của người thừa

          kế tiêu hủy nội dung của di chúc bằng nhiều hình thức khác nhau như xé bỏ, đốt
          di chúc, giấu đi, ngâm di chúc vào dung dịch hóa chất… làm cho người khác
          không thể đọc, hiểu được nội dung của di chúc.


               Khi người có quyền và lợi ích liên quan đến di sản thừa kế cho rằng bản di
          chúc được công bố đã bị sửa chữa hoặc người có di sản đó đã bị một trong những
          người thừa kế huỷ bỏ với mục đích, động cơ hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản

          trái với ý chí của người để lại di sản thì người khởi kiện và người có liên quan đến
          nội dung của di chúc có nghĩa vụ cung cấp chứng cứ để chứng minh yêu cầu của

          mình là có căn cứ và hợp pháp.

               Tuy nhiên, theo quy định tại khoản 2 Điều 621 BLDS năm 2015 thì những
          người thừa kế không được quyền hưởng di sản trong các trường hợp nêu trên vẫn

          được hưởng di sản, nếu người để lại di sản đã biết hành vi của những người đó,
          nhưng vẫn cho họ hưởng di sản theo di chúc. Tức khi lập di chúc, người để lại di

          sản đã biết về hành vi của những người thừa kế và vẫn cho những ngời đó được
          hưởng di sản, còn nếu không lập di chúc thì coi như những người thừa kế này đã
          bị tước quyền hưởng di sản. Hoặc khi đã biết về một trong những hành vi của




                                                     40
   37   38   39   40   41   42   43   44   45   46   47