Page 38 - SCK Mot so va de ve thua ke theo quy dinh cua phap luat VN
P. 38
+ Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản
Quan hệ giữa các thành viên trong gia đình hình thành từ quan hệ hôn nhân,
huyết thống và nuôi dưỡng. Xuất phát từ những quan hệ đó mà các thành viên
trong gia đình có sự gắn bó với nhau về tình cảm và trách nhiệm với nhau, sự
quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ lẫn nhau tồn tại một cách tự nhiên như một nhu cầu
tất yếu về mặt tình cảm và đạo đức. Nghĩa vụ nuôi dưỡng không những là một
truyền thống đạo đức tốt đẹp của các thành viên trong gia đình với nhau đã được
pháp luật ghi nhận và bảo hộ.
Những quan hệ nuôi dưỡng được ghi nhận trong Luật hôn nhân và gia đình
năm 2014 tại những Điều 71, Điều 72, Điều 104, Điều 105, Điều 106 cụ thể:
Một là, người có nghĩa vụ nuôi dưỡng và người để lại di sản thừa kế có quan
hệ con và cha, mẹ (Người để lại thừa kế là cha mẹ của họ): “Con có nghĩa vụ và
quyền chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ, đặc biệt khi cha mẹ mất năng lực hành vi
dân sự, ốm đau, già yếu, khuyết tật; trường hợp gia đình có nhiều con thì các con
phải cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ”.
Hai là, người có nghĩa vụ nuôi dưỡng và người để lại di sản thừa kế có quan
hệ cha mẹ và con (Người để lại thừa kế là con của họ): “Cha mẹ có nghĩa vụ và
quyền giáo dục con, chăm lo và tạo điều kiện cho con học tập. Cha mẹ tạo điều
kiện cho con được sống trong môi trường gia đình đầm ấm, hòa thuận; làm gương
tốt cho con về mọi mặt; phối hợp chặt chẽ với nhà trường, cơ quan, tổ chức trong
việc giáo dục con”.
Ba là, người có nghĩa vụ nuôi dưỡng và người để lại di sản thừa kế có quan
hệ ông bà và cháu (Người để lại thừa kế là ông bà của họ, hoặc là cháu của họ):
“Ông bà nội, ông bà ngoại có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, giáo dục
cháu, sống mẫu mực và nêu gương tốt cho con cháu; trường hợp cháu chưa thành
niên, cháu đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng
lao động và không có tài sản để tự nuôi mình mà không có người nuôi dưỡng theo
quy định tại Điều 105 của Luật này thì ông bà nội, ông bà ngoại có nghĩa vụ nuôi
dưỡng cháu.
Cháu có nghĩa vụ kính trọng, chăm sóc, phụng dưỡng ông bà nội, ông bà
ngoại; trường hợp ông bà nội, ông bà ngoại không có con để nuôi dưỡng mình
thì cháu đã thành niên có nghĩa vụ nuôi dưỡng”.
Bốn là, người có nghĩa vụ nuôi dưỡng và người để lại di sản thừa kế có quan
hệ anh, chị, em (Người để lại thừa kế là anh chị em của họ): “Anh, chị, em có
36