Page 43 - SCK Mot so va de ve thua ke theo quy dinh cua phap luat VN
P. 43

những người thừa kế đó, người để lại di sản có thể lập lại di chúc hoặc giữ nguyên

                     bản di chúc để chia di sản cho những người này. Còn trong trường hợp, người lập
                     di sản không biết về những hành vi của người hưởng di sản thì dù có di chúc hay
                     không có di chúc thì người thừa kế đều bị tước quyền hưởng di sản.


                           3. Di sản thừa kế

                           Di sản thừa kế là đối tượng tranh chấp trực tiếp của các đương sự trong án
                     kiện thừa kế. Việc xác định đúng khối di sản là một trong những yếu tố pháp lý

                     cần thiết, là bước khởi đầu quan trọng cho các bước tiếp theo trong việc giải quyết
                     các tranh chấp về thừa kế. Muốn giải quyết tốt các tranh chấp về thừa kế trước hết
                     phải xác định đầy đủ, chính xác di sản mà người chết để lại. Có như vậy mới bảo

                     đảm được quyền của người hưởng di sản (theo di chúc hoặc theo pháp luật).

                           Di sản của một người dưới góc độ chung nhất, được hiểu là toàn bộ tài sản
                     và quyền về tài sản thuộc sở hữu hợp pháp của người chết để lại. Tài sản của một

                     người chỉ được coi là di sản khi người đó chết, kể từ đây tài sản đó được điều
                     chỉnh bởi pháp luật về thừa kế với khái niệm di sản.

                           Di sản theo quy định tại Điều 612 BLDS năm 2015 bao gồm: “Tài sản riêng

                     của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác”.

                           Nhà nước ghi nhận và bảo vệ quyền sở hữu của cá nhân, từ đó cá nhân có
                     được các quyền năng trong sở hữu là một trong những tiền đề vật chất cho sự quy

                     định về thừa kế. Từ việc quy định về quyền sở hữu của cá nhân đối với tài sản đó
                     là cơ sở pháp lý cho cá nhân thực hiện các quyền năng của chủ sở hữu. Khi còn

                     sống cá nhân có quyền sở hữu đối với những tài sản của mình, khi họ chết thì
                     quyền để lại tài sản đó cho những người thừa kế còn sống. Di sản thừa kế là tài
                     sản thuộc quyền sở hữu của người để lại di sản khi còn sống.


                           Di sản bao gồm các loại tài sản khác nhau và không bị hạn chế về số lượng,
                     giá trị. Tài sản của công dân trong giai đoạn hiện nay bao gồm thu nhập hợp pháp,
                     của cải để dành, nhà ở, máy móc, thiết bị, nhiên liệu, nguyên liệu, hàng tiêu dùng,

                     kim khí quý, đá quý, ngoại tệ bằng tiền mặt, số dư trên tài khoản gửi tổ chức tín
                     dụng bằng tiền Việt Nam, ngoại tệ, các trái phiếu, cổ phiếu, tín phiếu, kỳ phiếu,

                     chứng chỉ tiền gửi, quyền tài sản phát sinh từ quyền tác giả, quyền sở hữu công
                     nghiệp, quyền đòi nợ, quyền nhận số tiền bảo hiểm, các quyền tài sản khác phát

                     sinh từ hợp đồng, quyền đối với phần vốn góp trong các doanh nghiệp… mà công
                     dân sở hữu là di sản của cá nhân sau khi chết. Tuy nhiên, nếu nghĩa vụ tài sản của
                     người chết để lại lớn hơn hoặc ngang bằng với giá trị của người này để lại thì khi




                                                                 41
   38   39   40   41   42   43   44   45   46   47   48