Page 32 - SCK Mot so va de ve thua ke theo quy dinh cua phap luat VN
P. 32

Khi một người để lại nhiều bản di chúc đối với một tài sản thì chỉ bản di

          chúc sau cùng có hiệu lực pháp luật. Trường hợp bản di chúc sau cùng bị vô hiệu
          vì lý do nào đó (chẳng hạn do vi phạm điều kiện có hiệu lực của di chúc) thì di
          sản thừa kế trong di chúc sẽ được chia theo pháp luật, mà không được chia theo
          bản di chúc được lập trước.


                 Với những căn cứ trên, việc xác định di chúc được lập sau thay thế di chúc
          lập trước hay bổ sung di chúc lập trước là thật sự cần thiết vì nếu căn cứ vào ngày,
          tháng, năm di chúc được lập ra thì di chúc được lập sau là di chúc thay thế di chúc
          lập trước, di chúc lập sau có giá trị pháp luật, còn di chúc lập trước bị hủy bỏ.

          Ngoài ra, còn có thể căn cứ vào sự thể hiện ý chí của người lập di chúc nhằm thay
          thế di chúc lập trước thì việc xác định di chúc trước đã bị hủy bỏ. Căn cứ vào ý
          chí của người lập di chúc đã ghi rõ, di chúc lập sau bổ sung di chúc lập trước; nếu

          nội dung của di chúc lập sau không mâu thuẫn với nội dung của di chúc được lập
          trước thì cả di chúc được lập trước và di chúc được lập sau đều có hiệu lực thi
          hành trong việc phân chia di sản theo di chúc. Nếu di chúc được lập sau có nội

          dung mâu thuẫn với di chúc được lập trước thì di chúc được lập sau thay thế di
          chúc được lập trước.

               Quyền định đoạt của cá nhân để lại di sản được thể hiện không những trong
          việc lập di chúc để định đoạt tài sản của họ, mà còn thể hiện ngay trong việc họ

          không lập di chúc để định đoạt tài sản để lại sau khi họ chết. Đây cũng là một cách
          thể hiện ý chí của cá nhân bằng việc không lập di chúc để định đoạt tài sản của
          họ, mà ý chí đó thể hiện ở việc để lại di sản cho những người có quyền thừa kế

          theo pháp luật.

               2. Người thừa kế

               Người thừa kế là người hưởng di sản thừa kế theo di chúc hoặc theo quy định
          của pháp luật hoặc vừa hưởng di sản thừa kế theo di chúc vừa được hưởng di sản
          theo quy định của pháp luật.


               Người thừa kế theo di chúc có thể là cá nhân, tổ chức hoặc Nhà nước. Nhưng
          người thừa kế theo pháp luật chỉ có thể là cá nhân và phải có quan hệ hôn nhân,
          huyết thống hoặc nuôi dưỡng đối với người để lại di sản. Giữa người để lại di sản
          và người thừa kế có các quyền và nghĩa vụ pháp lý với nhau. Người thừa kế có

          quyền sở hữu đối với phần di sản thừa kế, đồng thời họ phải gánh vác những nghĩa
          vụ tài sản của người để lại di sản.

               Theo quy định tại Điều 613 BLDS năm 2015 thì: “Người thừa kế là cá nhân
          phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau

          thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết.


                                                     30
   27   28   29   30   31   32   33   34   35   36   37