Page 29 - SCK Mot so va de ve thua ke theo quy dinh cua phap luat VN
P. 29

thừa kế. Đồng thời, theo quan điểm chỉ đạo xuyên suốt trong quá trình xây dựng

                     và tổ chức thực hiện pháp luật thừa kế thì nguyên tắc tôn trọng quyền định đoạt
                     của người có tài sản là nguyên tắc rất quan trọng, một mặt đã ghi nhận sự bảo hộ
                     của pháp luật đối với quyền về thừa kế, mặt khác nó còn thể hiện một cách đầy

                     đủ nhất các quyền dân sự chủ quan của mỗi cá nhân trong việc định đoạt toàn bộ
                     tài sản của mình. Như vậy, quyền để lại thừa kế là một quyền cơ bản của cá nhân

                     được pháp luật Việt Nam ghi nhận và bảo hộ. Pháp luật bảo hộ quyền sở hữu của
                     mọi công dân đối với những thu nhập hợp pháp của mình. Theo đó bất kỳ ai cũng
                     có quyền quyết định đối với các loại tài sản thuộc quyền sở hữu riêng của mình.


                           Người để lại di sản thừa kế là cá nhân có quyền lập di chúc cho người khác
                     hưởng tài sản thuộc quyền sở hữu riêng của mình sau khi mình chết, nếu không
                     có di chúc thì tài sản này được chia theo pháp luật.


                           Người để lại di sản thừa kế chỉ có thể là cá nhân, không phân biệt bất cứ điều
                     kiện nào như thành phần xã hội, trình độ học vấn, mất năng lực hành vi dân sự
                     hay có khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi…Người để lại di sản không

                     thể là các pháp nhân hay tổ chức. Đối với pháp nhân hay tổ chức được thành lập
                     với những mục đích và nhiệm vụ khác nhau và tài sản của các pháp nhân, tổ chức

                     đó nhằm để phục vụ cho các hoạt động của chính mình. Khi các pháp nhân, tổ
                     chức đó đình chỉ hoạt động của mình (như phá sản, giải thể...) thì tài sản của các

                     pháp nhân, tổ chức được giải quyết theo các quy định của pháp luật. Các pháp
                     nhân, tổ chức chỉ tham gia quan hệ thừa kế với tư cách là người được hưởng di
                     sản theo di chúc.


                           Người để lại di sản thừa kế là người có tài sản. Nhà nước ghi nhận và bảo vệ
                     quyền sở hữu của cá nhân. Từ đó, cá nhân có được các quyền năng trong sở hữu
                     là một trong những tiền đề vật chất cho sự quy định về thừa kế. Quyền sở hữu của

                     cá nhân đối với tài sản đó là cơ sở pháp lý cho cá nhân thực hiện các quyền năng
                     của chủ sở hữu. Khi còn sống cá nhân có quyền sở hữu đối với những tài sản của

                     mình, khi họ chết thì quyền để lại tài sản đó cho những người thừa kế còn sống.
                     Như vậy, khi người để lại di sản thừa kế là người có tài sản thì mới có thể định

                     đoạt được tài sản cho ai hay xác định quyền và nghĩa vụ của người thừa kế đó…

                           Theo quy định tại Điều 105 BLDS năm 2015 :

                           “1. Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản.

                           2. Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có
                     thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai”.




                                                                 27
   24   25   26   27   28   29   30   31   32   33   34