Page 28 - SCK Mot so va de ve thua ke theo quy dinh cua phap luat VN
P. 28
luôn được củng cố và giữ vững sao cho phù hợp với từng thời kỳ của đất nước.
Nguyên tắc củng cố, giữ vững tình yêu thương và đoàn kết trong gia đình của phát
luật thừa kế mang đậm dấu của lịch sử và phong tục. Tinh thần đoàn kết tương trợ
giữa những người trong gia đình cần được giữ vững ngay cả khi những BLDS
người trong gia đình chết và vấn đề thừa kế được đặt ra.
Nguyên tắc này có ý nghĩa rất quan trọng trong việc bảo vệ quyền lợi của
những người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc được xác định tại
Điều 644 năm 2015: “Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng
hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo
pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản
hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó:
a) Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;
b) Con thành niên mà không có khả năng lao động.”
Quy định này có ý nghĩa rất quan trọng trong việc xác định diện và hàng thừa
kế theo pháp luật dựa trên cơ sở huyết thống gần gũi, quan hệ hôn nhân, quan hệ
nuôi dưỡng, trong việc bảo vệ quyền lợi của con của người để lại di sản chết trước
hoặc cùng một thời điểm hay cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với
người để lại di sản. Theo quy định tại Điều 652 BLDS năm 2015: “Trường hợp
con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại
di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng
nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại
di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu
còn sống”.
Bằng các nguyên tắc cơ bản được ghi nhận trong BLDS, pháp luật về thừa
kế ở nước ta đã bảo vệ lợi ích hợp pháp của mọi người lao động trên cơ sở bảo vệ
lợi ích chung của toàn xã hội, xoá bỏ tàn tích mà chế độ thừa kế của thực dân
phong kiến đã để lại hàng bao đời nay, nâng cao ý thức pháp luật cho mọi người
dân trong lĩnh vực thừa kế nói riêng cũng như trong đời sống xã hội nói chung.
IV. MỘT SỐ QUY ĐỊNH CHUNG CỦA BỘ LUẬT DÂN SỰ NĂM 2015
VỀ THỪA KẾ
1. Người để lại di sản thừa kế
Một trong nguyên tắc đầu tiên của pháp luật Việt Nam về thừa kế là nguyên
tắc pháp luật bảo hộ quyền thừa kế tài sản của công dân trong đó có quyền để lại
26