Page 19 - SCK Mot so va de ve thua ke theo quy dinh cua phap luat VN
P. 19

năm 1995, năm 2005 và năm 2015. So sánh với các lĩnh vực pháp luật khác

                     như pháp luật về hình sự, pháp luật hôn nhân và gia đình, pháp luật về lao
                     động... thì các lĩnh vực pháp luật này ít sửa đổi bổ sung. Trong khi đó pháp
                     luật về thừa kế được sửa đổi, bổ sung nhiều hơn. Pháp luật về thừa kế có đặc

                     điểm này, bởi lẽ bên cạnh những nhân tố ảnh hưởng tới việc sửa đổi, bổ sung
                     mà lĩnh vực pháp luật nào cũng có như do sự thay đổi các quan hệ xã hội mà

                     nó điều chỉnh, nhu cầu hội nhập kinh tế quốc tế và xu thế toàn cầu hóa... thì
                     việc sửa đổi, bổ sung pháp luật về thừa kế, còn phụ thuộc vào thành quả phát
                     triển kinh tế xã hội qua các thời kỳ. Nhìn lại tiến trình hình thành và phát triển

                     pháp luật về thừa kế Việt Nam chúng ta thấy rằng, pháp luật về thừa kế được
                     xây dựng và hoàn thiện phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội qua

                     từng giai đoạn lịch sử theo đó quyền thừa kế của công dân được chú ý bảo vệ
                     triệt để. Điều này được thể hiện trong việc ghi nhận và bảo vệ quyền thừa kế

                     công dân trong bốn bản Hiến pháp năm 1946, năm 1959, năm 1980, năm 1992
                     và năm 2013; BLDS năm 1995, năm 2005 và BLDS năm 2015.

                           - Pháp luật về thừa kế được quy định tương đối toàn diện và có kết cấu chặt chẽ.

                           Pháp luật về thừa kế ở Việt Nam tương đối toàn diện có cấu trúc chặt chẽ.

                     Trong những nội dung cụ thể quy định về thừa kế đều có các quy định chung quy
                     định các vấn đề cơ bản có tính nguyên tắc của phần đó, sau đó mới quy định các

                     vấn đề chi tiết. Các cấu trúc này thuận tiện cho việc tra cứu và áp dụng pháp luật
                     về thừa kế.

                           III. NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ THỪA KẾ

                           Nguyên tắc cơ bản của pháp luật về thừa kế là những tư tưởng, quan điểm

                     chỉ đạo xuyên suốt trong quá trình xây dựng và tổ chức thực hiện. Thông qua đó
                     góp phần phản ánh bản chất cũng như đặc trưng cơ bản của pháp luật về thừa kế

                     ở nước ta. Vì vậy, từ khi hình thành đến nay, những nguyên tắc pháp luật thừa kế
                     ở nước ta có sự thay đổi phù hợp với bản chất của Nhà nước ở từng giai đoạn lịch
                     sử. Kể từ năm 1945 đến nay, pháp luật về thừa kế ở Việt Nam đều dựa trên những

                     nguyên tắc cơ bản sau:

                           1. Nguyên tắc pháp luật bảo hộ quyền thừa kế tài sản của công dân

                           Nhận thức sớm được vai trò đặc biệt quan trọng của chế định quyền thừa kế,

                     nên ngay từ những ngày đầu mới dựng nước, các triều đại Đinh, Tiền Lê, Lý,
                     Trần, Hậu Lê…cũng đã lưu ý và ban hành các quy định pháp luật về thừa kế nhằm
                     bảo hộ quyền lợi của người dân. Pháp luật về quyền thừa kế ở nước ta lần đầu tiên




                                                                 17
   14   15   16   17   18   19   20   21   22   23   24