Page 15 - SCK Mot so va de ve thua ke theo quy dinh cua phap luat VN
P. 15
năm 2013 thì BLDS năm 2005 đã bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập. Vì vậy, ngày
24/11/2015 Quốc hội khóa XIII tại Kỳ họp thứ 10 đã được thông qua BLDS năm
2015 gồm 27 chương, 689 Điều.
2. Kết cấu của chế định thừa kế trong Bộ luật dân sự năm 2015
BLDS năm 2015 đã dành 04 chương (từ Chương XXI đến Chương XXIV), bao
gồm 54 điều (từ Điều 609 đến Điều 662) để quy định về chế định thừa kế. Cụ thể:
- Chương XXI bao gồm 15 điều (từ Điều 609 đến Điều 623 BLDS năm 2015)
chứa đựng những quy định chung về thừa kế.
- Chương XXII bao gồm 25 điều (từ Điều 624 đến Điều 648 BLDS năm
2015) chứa đựng những quy định về thừa kế theo di chúc.
- Chương XXIII bao gồm 7 điều (từ Điều Điều 649 đến Điều 655 BLDS năm
2015) chứa đựng những quy định về thừa kế theo pháp luật.
- Chương XXIV bao gồm 6 điều (từ Điều 656 đến Điều 662 BLDS năm
2015) chứa đựng những quy định về thanh toán và phân chia di sản.
II. KHÁI NIỆM THỪA KẾ, ĐẶC ĐIỂM CỦA PHÁP LUẬT VỀ THỪA KẾ
1. Khái niệm thừa kế, quyền thừa kế
- Khái niệm thừa kế
Thừa kế với ý nghĩa là một phạm trù kinh tế có mầm móng và xuất hiện từ
trong thời kỳ sơ khai của xã hội loài người. Ở thời kỳ này, việc thừa kế nhằm di
chuyển tài sản của người chết cho những người còn sống được tiến hành dựa trên
quan hệ huyết thống và do những phong tục, tập quán riêng của từng bộ lạc, thị
tộc quyết định.
Theo tiến trình phát triển của xã hội cùng với sự phát triển của lực lượng sản
xuất, năng suất lao động ngày càng được nâng cao. Từ đó, xuất hiện sự dư thừa
sản phẩm. Những người có quyền hành trong thị tộc, bộ lạc tìm mọi thủ đoạn để
chiếm hữu số của cải dư thừa đó làm của riêng. Chế độ tư hữu xuất hiện, chế độ
thị tộc, chế độ cộng sản nguyên thuỷ dần dần bị phá vỡ và nhường chỗ cho một
chế độ xã hội mà trong đó đã có sự phân hoá giai cấp.
Khi giai cấp đã xuất hiện các giai cấp có quyền lợi đối lập nhau (giai cấp
thống trị và giai cấp bị trị), luôn luôn mâu thuẫn và đấu tranh gау gắt để bảo vệ
lợi ích của giai cấp mình. Trước bối cảnh đó, tổ chức thị tộc trở thành bất lực trước
xã hội, không thể phù hợp nữa. Lúc này, xã hội đó đòi hỏi phải có một tổ chức
mới đủ sức để dập tắt cuộc xung đột công khai giữa các giai cấp ấy hoặc cùng lắm
13