Page 13 - SCK Mot so va de ve thua ke theo quy dinh cua phap luat VN
P. 13
thiện pháp luật về thừa kế. Lần đầu tiên quy định những trường hợp những người
tuy được hưởng thừa kế theo pháp luật hoặc theo di chúc nhưng lại không có
quyền được hưởng di sản do người đó có hành vi trái pháp luật xâm phạm đến
quyền hưởng di sản và quyền để lại di sản của người khác. Đặc biệt, có quy định
về bảo vệ quyền lợi của cha mẹ, con cái chưa thành niên hoặc đã thành niên nhưng
không đủ khả năng lao động khi di chúc của người để lại di sản không cho họ
hưởng. Những người này được ưu tiên hưởng ít nhất bằng 2/3 suất thừa kế theo
pháp luật mà không phụ thuộc vào nội dung di chúc.
Ngoài ra, Thông tư số 81/1981 còn quy định trong trường hợp những người
thừa kế của nhau chết trong cùng một thời điểm hoặc không thể xác định được ai
chết trước thì không ai được thừa kế của ai. Di sản của người nào chia cho người
thừa kế của người đó. Nếu các con dâu, con rể, con cháu sống chung trong gia
đình, người nào có đóng góp đáng kể trong việc duy trì và phát triển khối tài sản
chung, khi bố mẹ, ông bà chết trước được tính chia một phần tương xứng với công
sức đã đóng góp với danh nghĩa là người có quyền lợi chung. Đây là văn bản thừa
kế được áp dụng thống nhất cho cả nước, đóng vai trò là căn cứ pháp lý để giải
quyết các tranh chấp về thừa kế.
Tuy có một vị trí quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển, pháp
luật về thừa kế ở nước ta, nhưng Thông tư 81 còn có những hạn chế nhất định,
chưa ngang tầm với quan hệ xã hội mà nó điều chỉnh. Việc quy định người thừa
kế chỉ có hai hàng là thu hẹp diện những người thừa kế, chưa thật sự bảo đảm
quyền được hưởng thừa kế, của những người thân, người để lại di sản thừa kế,
vấn đề thừa kế thế vị cũng còn sơ lược; quy định về người không được thừa kế
chưa đầy đủ, rõ ràng…
Để đáp ứng với sự biến đổi, phát triển không ngừng của xã hội, cũng như
khắc phục những nội dung còn thiếu và chưa phù hợp với đời sống thực tế trong
Thông tư hướng dẫn giải quyết tranh chấp thừa kế, ngày 30/8/1990 Hội đồng Nhà
nước đã thông qua Pháp lệnh thừa kế có hiệu lực từ ngày 10/9/1990.
Pháp lệnh thừa kế năm 1990 gồm 38 điều, chia làm 6 chương, trong đó đã xác
định được những nguyên tắc cơ bản về thừa kế, về quyền bình đẳng thừa kế của công
dân, thừa kế theo di chúc, diện và hàng thừa kế, thời hiệu, yêu cầu chia di sản thừa
kế... Pháp lệnh thừa kế năm 1990 được ban hành chứa đựng các quy phạm pháp
luật tương đối tổng hợp, toàn diện, thống nhất điều chỉnh quan hệ thừa kế, góp
phần giải quyết một cách có hiệu quả những tranh chấp về thừa kế. Những nguyên
tắc thực sự dân chủ, tiến bộ mang tính nhân đạo của nền pháp luật XHCN, cho
11