Page 17 - SCK Mot so va de ve thua ke theo quy dinh cua phap luat VN
P. 17

của mình và kết hợp hài hoà với truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Không những

                     củng cố, mở rộng phù hợp với đời sống thực tế, nhằm bảo vệ có hiệu quả hơn
                     quyền thừa kế của công dân.

                           Thừa kế và quyền thừa kế là hai khái niệm khác nhau. Theo nghĩa rộng,

                     quyền thừa kế là pháp luật về thừa kế, là tổng hợp các quy phạm pháp luật quy
                     định trình tự dịch chuyển tài sản của người chết cho những người còn sống. Quyền
                     thừa kế hiểu theo nghĩa hẹp là quyền của người để lại di sản và quyền của người

                     nhận di sản.

                           Tại BLDS năm 2015, Điều 609 đã đưa ra khái niệm về quyền thừa kế: “Cá
                     nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình

                     cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản thừa kế theo di chúc hoặc theo
                     pháp luật; Người thừa kế không là cá nhân có quyền hưởng di sản theo di chúc”.

                           Trên cơ sở các quan điểm và quy định trên, có thể hiểu: “Quyền thừa kế là

                     quyền để lại tài sản của mình cho người khác sau khi chết gồm quyền lập di chúc
                     để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản cho người thừa kế theo pháp luật và

                     quyền hưởng di sản gồm quyền hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật”.

                           2. Đặc điểm của pháp luật về thừa kế

                           Pháp luật về thừa kế Việt Nam từ khi hình thành cho đến nay có một số đặc
                     điểm cơ bản như sau:


                           - Pháp luật về thừa kế ra đời rất sớm.

                           Pháp luật về thừa kế Việt Nam đã xuất hiện từ lâu, trở thành một chế định
                     quan trọng của pháp luật thời bấy giờ. Điều đó được thể hiện qua các tài liệu về

                     lịch sử của các sử gia, Bộ luật Quốc triều hình luật, dân Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam
                     Kỳ... Tuy nhiên, pháp luật về thừa kế thời kỳ này chỉ bảo vệ giai cấp thống trị,
                     củng cố, duy trì quyền sở hữu của những người có của.


                           - Pháp luật về thừa kế có mối quan hệ chặt chẽ với pháp luật về quyền sở hữu

                           Thừa kế và sở hữu là hai phạm trù kinh tế có mầm mống và xuất hiện ngay
                     trong thời kỳ sơ khai của xã hội loài người, tồn tại song song trong mọi hình thức

                     kinh tế - xã hội. Trong phạm vi một chế độ xã hội, hai phạm trù này gắn bó chặt
                     chẽ với nhau, mỗi phạm trù là tiền đề và cũng chính là hệ quả đối với nhau. Nếu
                     sở hữu là yếu tố đầu tiên để từ đó làm xuất hiện thừa kế thì đến lượt mình thừa kế

                     lại là phương tiện để duy trì, củng cố và xác định quan hệ sỡ hữu.






                                                                 15
   12   13   14   15   16   17   18   19   20   21   22