Page 14 - SCK Mot so va de ve thua ke theo quy dinh cua phap luat VN
P. 14
đến nay vẫn còn giữ nguyên ý nghĩa chủ đạo của sự hình thành và phát triển của
pháp luật về thừa kế.
Tuy nhiên, do pháp luật về thừa kế trong giai đoạn này được ban hành dưới
dạng văn bản đơn hành, rải rác qua các thời kỳ, nhằm giải quyết yêu cầu mang
tính tình thế, cho nên không thể tránh khỏi tình trạng tản mạn, không logic, không
hệ thống, nhiều quan hệ chưa được pháp luật điều chỉnh, những vấn đề về thừa kế
thường xảy ra tranh chấp như di sản dùng vào việc thờ cúng, phân chia di sản thừa
kế, thừa kế quyền sử dụng đất... lại quy định một cách chung chung, dẫn đến việc
vận dụng và thi hành pháp luật không thống nhất.
c. Giai đoạn từ 01 tháng 7 năm 1996 đến nay
Ngày 28/10/1995, Quốc Hội khoá IX kỳ họp thứ 8 đã thông qua BLDS đầu
tiên nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và có hiệu lực từ ngày 01/07/1996,
đó là BLDS năm 1995, tương đối đồ sộ, bao gồm 7 phần, chia làm 838 điều. Trong
đó thừa kế được quy định ở mục thứ IV và chương VI phần thứ V. BLDS năm
1995 đã kế thừa những quy định tiến bộ còn phù hợp trong Pháp lệnh thừa kế năm
1990, đồng thời sửa đổi bổ sung nhiều vấn đề mới phù hợp với tình hình mới.
Các quy định về thừa kế trong BLDS năm 1995 được ban hành trong giai đoạn
đầu của thời kỳ xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, sự phát triển
ngày càng đa dạng của các quan hệ xã hội, tranh chấp về thừa kế có xu hướng gia
tăng về số lượng, phức tạp về nội dung, giá trị về di sản thừa kế không còn là tài sản
thông thường phục vụ sinh hoạt tiêu dùng mà còn là quyền sử dụng đất, quyền sở
hữu trí tuệ, vốn đầu tư, cổ phần, cổ phiếu... Khi giải quyết tranh chấp về thừa kế
không chỉ áp dụng BLDS năm 1995 mà còn bị chi phối các văn bản pháp luật liên
quan khác như Luật hôn nhân và gia đình năm 2000, Luật đất đai năm 2003, …
Vì vậy, ngày 14/6/2005, tại kỳ họp thứ 7 Quốc hội khoá XI đã thông qua
BLDS năm 2005, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2006. Với 7 phần, 777 Điều,
BLDS năm 2005 với những quy định về thừa kế có nhiều tiến bộ hơn và phù hợp
với đời sống thực tế ở nước ta trong giai đoạn hiện nay.
Sau 10 năm thi hành BLDS năm 2005, đã có tác động tích cực đến sự phát
triển kinh tế - xã hội của đất nước cũng như đối với việc hoàn thiện hệ thống pháp
luật điều chỉnh các quan hệ dân sự. Tuy nhiên, bước sang giai đoạn phát triển mới
của đất nước, trước yêu cầu thể chế hóa các Nghị quyết của Đảng và yêu cầu về
công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm quyền con người, quyền công dân, về hoàn
thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN được ghi nhận trong Hiến pháp
12