Page 10 - SCK Mot so va de ve thua ke theo quy dinh cua phap luat VN
P. 10
có quyền có tài sản riêng hoặc vợ chồng có quyền sỡ hữu chung những tài sản do
vợ chồng làm ra, con trai, con gái đều được hưởng một kỷ phần như nhau, con gái
được giữ của hương hoả để thờ cúng ông bà, cha mẹ. Con vợ lẽ, cũng như con vợ
chính, con đẻ cũng như con nuôi đều có quyền thừa kế. Ngoài ra, Quốc triều hình
luật còn quy định trích 1/20 di sản dùng vào thờ cúng. Đây là truyền thống tốt đẹp,
là bản sắc văn hoá của người Việt Nam, thể hiện tấm lòng tôn kính tổ tiên, ông bà,
cha mẹ của cháu con...
Như vậy, trong lĩnh vực pháp lý, triều Lê đã lưu lại cho hậu thế những công
trình độc đáo, đánh dấu một giai đoạn rực rỡ của nền pháp luật Việt Nam. Việc
nghiên cứu những giá trị quý báu đó có ý nghĩa rất lớn đối với hoạt động xây dựng
pháp luật nói chung và thừa kế nói riêng ở nước ta hiện nay.
Sang thời nhà Nguyễn, do sự lệ thuộc về chính trị nên Bộ luật Gia Long (1815)
không những không kế thừa mà còn phủ nhận toàn bộ những thành tựu mà luật
pháp thời Lê đã gây dựng được như những điều khoản liên quan đến hương hoả,
đến chúc thư.
So với thời Lê, luật pháp thời Nguyễn các quy định về thừa kế rất ít. Nguyên
tắc truyền thống công nhận sự bình đẳng giữa các con trong việc hưởng di sản của
cha mẹ được thừa nhận trong Quốc triều hình luật không còn. Thay vào đó chế độ
thừa kế theo Luật Gia Long thể hiện rõ nét chế độ hôn nhân - gia đình phong kiến
phương Đông: “Tứ đức tam tòng”, “Quyền huynh thế phụ”, “Nữ sinh ngoại tộc”,
“Chồng chúa vợ tôi”... con gái không có quyền thừa kế gia tài (trừ khi theo di
chúc cha mẹ có chia cho con gái).
Đối với tài sản của cha mẹ, con trai, con gái đều có quyền được chia, nhưng
đất hương hoả, nhất thiết phải dành phần cho con trưởng nam và cháu đích tôn.
Cha mẹ với tư cách là chủ sở hữu cũng không có quyền làm khác, không để cho
một người con gái hưởng hoa lợi hương hoả kể cả trong trường hợp người con gái
ấy là chị cả hay dù người con gái ấy sống độc thân đến khi chết.
- Thừa kế trong giai đoạn Pháp thuộc đến tháng 8 năm 1945
Trong thời kỳ thực dân Pháp đô hộ, Việt Nam trở thành nước thuộc địa nửa
phong kiến. Do vậy, pháp luật nói chung và pháp luật về thừa kế nói riêng thể
hiện hệ tư tưởng phong kiến lạc hậu và ảnh hưởng tư tưởng Tư sản “cộng hoà
Pháp” với chính sách “chia để trị”, pháp luật trong thời kỳ này được xây dựng
tương ứng với sự phân chia lãnh thổ thành ba miền (Bắc, Trung, Nam) nên đã
xuất hiện các Bộ dân luật Bắc kỳ (Năm 1931), Trung kỳ (1936) và Nam kỳ (1883).
8