Page 12 - Bong hoa ben hem vang
P. 12

Ty lanh lẹ tráng ca nhựa, chế nước, nhận tiền, định thối...
  - Khỏi thối, nhỏ. Mi ở mô mà thấy quen?
  - Dạ, con ở xóm Hồ, trong ni. Mời chị mua vé số.

      Cô tóc qu ăn giở chồng số, rút liền cả cặp, đưa tiền, hớp ngụm nước, khen:
  - Nước ngon. Mai tới đổ tiếp nghen.
  Nó đi một vòng, hết hai ấm nước và cọc vé số. Tối về, nói hỏi bà Bốn:
  - Ngoại ơi! Nếu con học như anh Chín Mập, có được không?
  - Thằng Chín quyết học tới kỹ sư đa, răng con học nổi.
  - Có tiền, con học nổi.
  Bà Bốn thở ra, bà vẫn ngày hai mẹt khoai.
  - Tới đâu hay tới đó.
  Ty Ty đâu chịu kiểu an phận của ngoại:
  - Ngoại nè! Xin sạp ở chợ bán ngoại.
  - Bán giống gì. Bán khoai à?
  - Cả chiều con xem kỹ rồi, chỉ cần ít vốn, có giấy phép là người ta bỏ hàng thâu tiền từng ngày.
  Lời ăn vốn trả.
  - Mà bán giống gì? Ngoại đâu biết.
  - Không biết rồi cũng biết. Bán đầu mỡ xe hơi, bi cũ, bù loong. Thứ gì bán ráo, lời lắm ngoại.

      Ty Ty thúc ri ết, thêm Hai Tâm hứa mau được hàng đem bán, giới thiệu mối. Bà Bốn rụt rè,
  đi xin chỗ bán. Chín Mập làm đơn lấy giấy phép kinh doanh hẳn hòi. Độ non tháng, thêm một
  cư dân xóm Hồ nhập tịch ở chợ trời Tăng Bạt Hổ là bà Bốn Khoai. Với số vốn cố định là cái sạp,
  ba tấm tôn cũ, vốn lưu động, một mớ tạp nham gồm ốc vít, đinh, bù loong cũ, chai dầu thắng
  pha chế qua bà lần, mỡ xe (tất cả Ty Ty và bà ngoại đi mua chợ trời sáng).
      Bà B ốn ngồi sạp, kèm theo mẹt khoai như thường lệ (thứ này không bị đánh thuế). Dân cư
  Tăng Bạt Hổ bắt đầu quen mặt ngoại cháu Ty Ty. Đi học về, Ty Ty ra phụ ngoại bán hàng, kèm
  theo hai ấm trà đá, xấp vé số. Trời thương hay dân cư chợ thương cái nghèo đầy chất phác của
  bà Bốn, thương gương mặt tròn vạnh lem lém, miệng bằng tay, tay bằng miệng của Ty Ty
  không biết. Khoai, trà đá, vé số ngày nào cũng hết, dù chưa cư dân nào ở chợ vô được giải hai
  con.
      Ty Ty h ọc rất nhanh, mọi mánh khóe chợ trời, chạy mánh lẹ hơn sao xẹt. Vòng quanh chợ
  một tháng, chỗ nào bán thứ gì, giá nhẹ hơn chỗ khác bao nhiêu, Ty Ty ghi vào bộ nhớ. Có Ty Ty
  ngồi sạp, ai hỏi gì, Ty Ty đều nói có, nhiều người biết tỏng con nhỏ chạy mánh, nhưng nhìn nó
  thương quá, má đỏ au, mồ hôi nhỏ giọt, tóc cụt cỡn, quần xăn lơ lửng, con nhỏ chạy tưng tưng
  đem hàng về, chỉ ăn chút công đi, ai nỡ không mua? Còn mối nào mua đồ hiếm, thôi khỏi nói,
  nó chặt đẹp.

      M ới nửa năm, sạp hàng lạc son của bà Bốn khá dần, mua được, bán được, hàng chất có lớp
  lang, bà Bốn khấm khá hơn, bỗng "nhạy cảm" thêm ra, thứ gì có lãi, đố thoát tay bà. Lại thêm
  siêng, tờ mờ sáng bà đi chợ rồi, món ngon vơ hết, có khi sang tay đã lời. Hai bà cháu Ty Ty giờ
  rủng rỉnh đồ mới, với túi tiền kha khá nặng.
      T ăng Bạt Hổ giáp đường Trần Bình Trọng có thằng "ôn thần dịch vật" là thằng Bảy Ngọ,
  cũng con cầu tự, nhưng Chín Mập tốt bao nhiêu kể không hết, thì nó xấu bao nhiêu kể không
  hết. Đánh lộn, quậy phá, làm tiền cha mẹ, có khi xách cả dạo rượt ông bà chạy vì tội không đưa
  tiền nó xài. Công an bắt giáo dục, đưa vô trại cải hóa, ông bà Tốn lại thương, lạy lục xin về.
  Xong, đâu lại vào đó. Nó tiếp tục hành hung ng, quậy phá v.v...

      B ỗng dưng thằng Bảy Ngọ tà tà xuất hiện ngày hai buổi ở khu chợ mọc trước mũi nhà nó,
  nó ngậm điếu thuốc ở mép môi, mũ lưỡi trai quay ngược, hai tay thọc túi quần, kéo lê đôi giày
  lính thả dây lòng thòng há họng, đi quanh chợ. Từ hàng đinh bản lề, tới hàng phụ tùng xe đạp,
  honda vòng về hàng bù loong, ốc vít, đâm qua đám lạc son xe hơi, thẳng hàng bi, dầu, mỡ, đánh
  luôn một vòng tận Nguyễn Trãi "nghía" mấy hàng ống nước, đồ điện. Cứ thế, nó đi, có khi một
  mình, có khi thêm vào "ôn con" đệ tử nhếch nhác nhìn mặt tưởng chừng tụi nói vẽ hai chữ du
  côn ở trán.
   7   8   9   10   11   12   13   14   15   16   17