Page 2 - 1. Noi dung 1_Xa hoi hoa giao duc_Tai lieu sinh vien
P. 2

I. XÃ HỘI HÓA GIÁO DỤC VÀ XÂY DỰNG XÃ HỘI HỌC TẬP

                  1. Xã hội hoá giáo dục

                        1.1. Khái niệm về xã hội hoá giáo dục

                        Xã hội hóa giáo dục là một chủ trương giáo dục được thực hiện ở rất nhiều

                  quốc gia trên thế giới, không chỉ những quốc gia nghèo, kém phát triển mà ngay

                  cả ở các quốc gia phát triển, công tác xã hội hóa giáo dục càng được thực hiện

                  rộng rãi và có hiệu quả. Tuy nhiên, qua các giai đoạn và tùy từng quốc gia, dân

                  tộc, thuật ngữ xã hội hóa giáo dục có nhiều cách hiểu với những nội hàm ít nhiều

                  liên quan đến các khía cạnh như: phi tập trung hóa; giáo dục suốt đời; xã hội học

                  tập; giáo dục cộng đồng...

                        Qua đó có thể thấy, quan niệm về xã hội hóa giáo dục không phải có sự thống

                  nhất hoàn toàn từ tên gọi đến nội dung. Tuy nhiên, có thể chỉ ra một số đặc điểm

                  cơ bản trong thực hiện xã hội hóa giáo dục như sau:

                        - Giáo dục luôn là việc làm cần thiết của chính phủ, chính quyền ngay cả khi


                  tư nhân được chính phủ ủy nhiệm phục vụ cho cộng đồng, nhân dân.
                        - Xã hội hóa giáo dục là nhằm bảo đảm quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm của


                  toàn xã hội nhằm hướng tới sự phát triển chung của giáo dục.
                        - Xã hội hóa giáo dục phải là lợi ích chung của cộng đồng.


                        Ở Việt Nam, xã hội hóa giáo dục được chính thức đưa ra và thực hiện từ
                  Nghị quyết số 90-CP, ngày 21-8-1997 của Chính phủ về phương hướng và chủ


                  trương xã hội hóa các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa, trong đó nêu rõ: "Xã hội
                  hóa các hoạt động giáo dục là vận động và tổ chức sự tham gia rộng rãi của nhân


                  dân, của toàn xã hội vào sự phát triển các sự nghiệp giáo dục nhằm từng bước

                  nâng cao mức hưởng thụ về giáo dục của nhân dân. Xã hội hóa là xây dựng cộng

                  đồng trách nhiệm của các tầng lớp nhân dân đối với việc tạo lập và cải thiện môi

                  trường kinh tế, xã hội lành mạnh và thuận lợi cho các hoạt động giáo dục. Ở mỗi

                  địa phương, đây là cộng đồng trách nhiệm của Đảng bộ, Hội đồng nhân dân, Ủy

                  ban nhân dân, các đoàn thể quần chúng, các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp

                  đóng tại địa phương và của từng người dân”.



                                                               1
   1   2   3   4   5   6   7