Page 3 - 1. Noi dung 1_Xa hoi hoa giao duc_Tai lieu sinh vien
P. 3

Ngoài ra, Nghị quyết còn nhấn mạnh: "Mở rộng các nguồn đầu tư, khai thác

                  các tiềm năng về  nhân lực, vật lực, tài lực trong xã hội. Phát huy và sử dụng có

                  hiệu quả các nguồn lực của nhân dân, tạo điều kiện cho hoạt động giáo dục phát

                  triển nhanh hơn, có chất lượng cao hơn là chính sách lâu dài, là phương châm thực

                  hiện chính sách xã hội của Đảng và Nhà nước".

                        Có thể thấy, xã hội hóa giáo dục ở nước ta hiện nay được dùng để chỉ quá

                  trình chuyển giao các công việc giáo dục vốn đang do Nhà nước nắm giữ và thực

                  hiện sang các khu vực khác, với những nguồn lực và hình thức khác ngoài Nhà

                  nước. Hay nói một cách khác, xã hội hóa giáo dục bao hàm cả quá trình tư nhân

                  hóa, cổ phần hóa, chuyển giao những cơ sở giáo dục công lập cho dân lập và tư

                  nhân, rộng hơn là chuyển giao một phần công việc đang do Nhà nước làm sang

                  cho các tổ chức, cá nhân thực hiện dưới sự quản lý của Nhà nước.

                        Trong thực tế, việc tăng cường sự chia sẻ của xã hội với nhà nước trong việc

                  phát triển giáo dục là một việc làm cần thiết và phù hợp với xu thế tất yếu của mỗi


                  quốc gia. Tuy nhiên, xã hội hóa giáo dục không có nghĩa là từ bỏ trách nhiệm của
                  nhà nước đối với giáo dục, nhà nước phó thác công việc giáo dục cho các tổ chức,


                  cá nhân, doanh nghiệp. Trái lại, nhà nước phải quản lý, chỉ đạo chặt chẽ các hoạt
                  động của giáo dục; nhà nước phải tạo điều kiện để toàn xã hội tham gia vào giáo


                  dục, sao cho đáp ứng tốt nhất nhu cầu giáo dục của mọi thành viên trong xã hội
                  và bảo đảm tính công bằng trong lĩnh vực này. Do đó, nếu hiểu không đúng thuật


                  ngữ xã hội hóa giáo dục sẽ dẫn đến tình trạng huy động tối đa đóng góp của người
                  dân, trong khi chất lượng dịch vụ giáo dục không tăng tương xứng, cắt giảm ngân


                  sách dành cho giáo dục là không đúng với chính sách của Đảng và Nhà nước.

                        Quan điểm này được thể chế hóa tại Điều 16, Luật giáo dục: “Tổ chức, gia

                  đình và cá nhân có trách nhiệm chăm lo sự nghiệp giáo dục, phối hợp với cơ sở

                  giáo dục thực hiện mục tiêu giáo dục, xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành

                  mạnh; Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong phát triển sự nghiệp giáo dục. Thực

                  hiện đa dạng hóa các loại hình cơ sở giáo dục và hình thức giáo dục; khuyến khích,

                  huy động và tạo điều kiện để tổ chức, cá nhân tham gia phát triển sự nghiệp giáo



                                                               2
   1   2   3   4   5   6   7   8