Page 7 - 1. Noi dung 1_Xa hoi hoa giao duc_Tai lieu sinh vien
P. 7
người trí tuệ, con người sáng tạo, làm việc trong các nền kinh tế của xã hội luôn
vận động đi lên.
Xây dựng xã hội học tập là xây dựng cả nước trở thành một xã hội học tập
với tiêu chí cơ bản là tạo cơ hội và điều kiện thuận lợi để mọi người ở mọi lứa
tuổi, mọi trình độ được học tập thường xuyên, học liên tục, học suốt đời ở mọi
nơi, mọi lúc, mọi cấp, mọi trình độ; huy động sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội
tham gia xây dựng và phát triển giáo dục; mọi người, mọi tổ chức đều có trách
nhiệm, nghĩa vụ trong việc học tập và tham gia tích cực xây dựng xã hội học tập.
Xây dựng cả nước trở thành một xã hội học tập được dựa trên nền tảng phát
triển đồng thời, gắn kết, liên thông cả hai bộ phận cấu thành: giáo dục chính quy
và giáo dục thường xuyên của hệ thống giáo dục quốc dân, trong đó giáo dục
thường xuyên thực hiện các chương trình học tập nhằm tạo các điều kiện tốt nhất
đáp ứng mọi yêu cầu học tập suốt đời, học tập liên tục của mọi công dân sẽ là một
bộ phận có chức năng quan trọng, làm tiền đề để xây dựng xã hội học tập.
Ở Việt Nam, xây dựng xã hội học tập là vấn đề chính thức được đặt ra từ Hội
nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá IX-về phương hướng
phát triển giáo dục và đào tạo đến năm 2010 đã nêu: “Phát triển giáo dục không
chính quy, các hình thức học tập cộng đồng ở các xã, phường gắn với nhu cầu
thực tế của đời sống kinh tế - xã hội, tạo điều kiện thuận lợi cho mọi người có thể
học tập suốt đời, hướng tới xã hội học tập. Văn kiện Đại hội XI của Đảng Cộng
sản Việt Nam đã chỉ rõ: “Hoàn thiện cơ chế, chỉnh sách xã hội hoá giáo dục, đào
tạo trên cả ba phương diện, động viên các nguồn lực trong xã hội; phát huy vai
trò của cộng đồng; khuyến khích các hoạt động khuyến học, khuyến tài, xây dựng
xã hội học tập, tạo mọi điều kiện để người dân học tập suốt đời". Nghị quyết số
29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 của Ban chấp hành Trung ương Đảng về
đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đã nhấn mạnh mục tiêu của giáo
dục nước ta là: “Xây dựng nền giáo dục mở, thực học, thực nghiệp, dạy tốt, học
tốt, quản lí tốt; có cơ cấu và phương thức giáo dục hợp lí, gắn với xây dựng xã
hội học tập; bảo đảm các điều kiện nâng cao chất lượng; chuẩn hoá, hiện đại hoá,
6