Page 4 - 1. Noi dung 1_Xa hoi hoa giao duc_Tai lieu sinh vien
P. 4
dục; khuyến khích phát triển cơ sở giáo dục dân lập, tư thục đáp ứng nhu cầu xã
hội về giáo dục chất lượng cao”.
Cần phải nhận thấy rõ rằng, xã hội hóa giáo dục không thể đồng nhất với tư
nhân hóa giáo dục. Vì tư nhân hóa giáo dục có nghĩa là chuyển cho tư nhân đảm
nhiệm cung cấp dịch vụ giáo dục cho xã hội, tức là biến giáo dục thành hàng hóa
tư nhân, trong khi đó giáo dục bản chất của nó là một dịch vụ công. Do đó, nhà
nước phải chăm lo, bảo đảm chất lượng và cung cấp dịch vụ này cho người dân
và xã hội. Đây là bổn phận, nghĩa vụ trách nhiệm và chức năng xã hội của nhà
nước.
Tuy nhiên, để cung ứng dịch vụ này cho người dân không có nghĩa là nhà
nước phải trực tiếp làm, trực tiếp cung cấp dịch vụ này mà nhà nước có thể chuyển
giao việc thực hiện dịch vụ này cho cá nhân và tổ chức ngoài nhà nước thực hiện
tuân theo quy định và chuẩn mực, yêu cầu của nhà nước. Đồng thời nhà nước
thanh tra, kiểm tra bảo đảm chất lượng dịch vụ giáo dục cung cấp cho người dân.
Chính sách xã hội hóa giáo dục của nhà nước là thay vì nhà nước trực tiếp thực
hiện, thì nhà nước chuyển giao cho các tổ chức, cá nhân ngoài nhà nước thực hiện,
khi họ thực hiện có chất lượng hơn, tốt hơn, hiệu quả hơn. Đây là cách thức lựa
chọn hiệu quả, tất yếu của nhà nước.
Như vậy, xã hội hóa giáo dục phải được hiểu với hai nội dung cơ bản:
Một là, huy động các nguồn lực của xã hội vào thực hiện nhiệm vụ giáo dục;
Hai là, chuyển giao việc thực hiện nhiệm vụ giáo dục mà nhà nước trực tiếp
thực hiện cho các tổ chức, cá nhân ngoài nhà nước thực hiện theo quy định, quy
chuẩn, yêu cầu của nhà nước.
Có thể khẳng định rằng, xã hội hóa giáo dục không chỉ để giải quyết những
thiếu hụt về tài chính từ ngân sách nhà nước đáp ứng nhu cầu phát triển của giáo
dục, mà còn mở rộng các chủ thể tham gia vào giáo dục, giảm bớt sự can thiệp
của nhà nước nhưng lại nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục.
1.2. Một số nội dung cơ bản của xã hội hóa giáo dục
a. Cộng đồng hóa trách nhiệm đối với giáo dục
3