Page 71 - Giáo lý Hôn Nhân
P. 71
Ngay việc chuẩn bị hôn nhân đã mang tính cách của một hành trình đức tin. Đó
là một thời gian đặc biệt giúp cho những ngƣời đính hôn tái khám phá và đào sâu về
đức tin của mình, để họ có thể đón nhận một cách tự do ơn gọi sống theo gƣơng Đức
Kitô và phục vụ Nƣớc Thiên Chúa trong chính bậc sống hôn nhân và gia đình.
Giây phút quyết liệt mà hai ngƣời, trong tƣ cách đôi bạn, bày tỏ đức tin, là lúc
họ cử hành bí tích Hôn phối. Do bản chất sâu xa, việc cử hành này là một sự công bố
trong Hội Thánh về Tin mừng của tình yêu hôn nhân: Đó là Lời Thiên Chúa mặc khải
và hoàn tất dự định đầy khôn ngoan và yêu thƣơng mà Ngài đã có đối với đôi bạn khi
dẫn họ tới chỗ tham dự một cách nhiệm mầu và thực sự vào chính tình yêu của Ngài
đối với loài ngƣời.
Việc tuyên xƣng đức tin này đòi hỏi phải đƣợc kéo dài suốt cuộc đời của đôi bạn.
Trong và qua các sự kiện, các vấn đề, các khó khăn, các biến cố của cuộc sống
thƣờng ngày, Thiên Chúa đến với họ và nêu lên cho họ những đòi hỏi cụ thể, để họ
dự phần vào tình yêu của Đức Kitô đối với Hội Thánh.
Khám phá ý định của Thiên Chúa và tuân phục ý định ấy là hai việc phải đƣợc
thực hiện cùng một lúc trong cộng đồng hôn nhân và gia đình, qua kinh nghiệm nhân
bản về tình yêu giữa đôi bạn, cũng nhƣ giữa cha mẹ và con cái, khi tình yêu ấy đƣợc
sống trong Thần Khí Đức Kitô.
Tùy mức độ đón nhận Tin mừng và trƣởng thành trong đức tin, mà gia đình Kitô
hữu trở nên một cộng đồng loan báo Tin mừng. Sứ mạng loan báo Tin mừng này bắt
nguồn từ bí tích Rửa tội và nhận đƣợc nơi bí tích Hôn phối một sức đẩy mới, để họ có
thể truyền đạt đức tin, thánh hóa và biến đổi xã hội theo ý định của Thiên Chúa.
3.2. Gia đình Kitô hữu, cộng đồng đối thoại với Thiên Chúa
(sứ mạng tư tế)
Khi chu toàn sứ mạng hôn nhân và gia đình của mình nhờ sức mạnh của bí tích
Hôn phối, gia đình Kitô hữu đƣợc đổ tràn tinh thần của Đức Kitô, nhờ đó tất cả đời
sống của họ thấm nhuần đức tin, đức cậy, đức mến, ngày càng tiến tới sự trọn lành
riêng biệt của họ và sự thánh hóa lẫn nhau, cùng nhau góp phần tôn vinh Thiên
Chúa. Đó là vai trò tƣ tế mà gia đình Kitô hữu có thể và phải chu toàn trong sự kết
hợp mật thiết với toàn thể Hội Thánh, qua những thực tại hằng ngày của đời sống
hôn nhân và gia đình.
Gia đình Kitô hữu cố gắng chu toàn ơn gọi và vai trò tƣ tế của mình không
những bằng việc cử hành Thánh Thể và các bí tích khác hoặc bằng việc hiến dâng
chính mình cho vinh quang Thiên Chúa, nhƣng còn bằng đời sống cầu nguyện, tức là
đối thoại bằng kinh nguyện với Chúa Cha nhờ Đức Kitô và trong Chúa Thánh Thần.
Kinh nguyện không phải là một sự chạy trốn các trách nhiệm thƣờng ngày,
nhƣng chính là sức đẩy thôi thúc các gia đình Kitô hữu đến chỗ đảm nhận các trách
nhiệm làm tế bào đầu tiên và căn bản của xã hội nhân loại và chu toàn đầy đủ các
trách nhiệm ấy. Theo nghĩa đó, việc gia đình Kitô hữu tham dự vào cuộc sống và sứ
mạng của Hội Thánh sẽ biến chuyển theo tỷ lệ của sự cầu nguyện trung thành và sâu
đậm, nhờ đó gia đình Kitô hữu đƣợc kết hợp với cây nho sai trái là Đức Kitô.
3.3. Gia đình Kitô hữu, một cộng đồng phục vụ con người
(sứ mạng vương đế)
Hội Thánh có sứ mạng hƣớng tất cả mọi ngƣời tới chỗ đón nhận Lời Thiên Chúa
trong đức tin, cử hành và công bố đức tin ấy trong các bí tích và kinh nguyện, sau
Giáo Lý Hôn Nhân Gia Đình / Ủy Ban Giáo Lý HĐGM.VN 71