Page 76 - Giáo lý Hôn Nhân
P. 76
gì Chúa đã dựng nên. Vì thế, Ngài đã truyền cho họ: “Hãy sinh sản cho đầy mặt
đất”(St 1,28).
Qua bí tích Hôn phối, đôi bạn đƣợc mời gọi cộng tác vào công trình sáng tạo của
Thiên Chúa bằng viẹâc sẵn sàng đón nhận con cái và giáo dục chúng nên ngƣời, tạo
nên một tổ ấm phục vụ cho sự sống. Mỗi lần trao cho nhau những hành vi âu yếm,
mở ngỏ cho sự sống, đôi bạn ý thức mình đang cộng tác vào công trình sáng tạo của
Thiên Chúa và nên thánh trong chính trong chính nếp sống đó. Khi chiêm ngắm tình
yêu dịu dàng Thiên Chúa dành cho dân Israel, đôi vợ chồng biết luôn đổi mới tình
yêu của mình qua những cử chỉ, lời nói, việc làm để đem lại hạnh phúc cho nhau và
cho con cái. Trong việc giáo dục, cha mẹ ý thức mình là những ngƣời cộng tác của
Thiên Chúa, nhờ đó không ngã lòng hoặc buông xuôi trƣớc những đứa con bƣớng
bỉnh, ngƣợc lại, biết cậy trông vào ơn Chúa để luôn nhẫn nại, kiên trì, và yêu thƣơng.
2.2. Tình yêu Giao ước
Thời Cựu Ƣớc, Thiên Chúa đã ký kết giao ƣớc với dân Israel và ban cho họ Mƣời
điều răn để hƣớng dẫn họ sống trung thành với giao ƣớc. Ngài mời gọi họ: “Nếu các
ngƣơi thực sự nghe tiếng Ta và giữ giao ƣớc của Ta, thì giữa hết mọi dân, các ngƣơi
sẽ là sở hữu riêng của Ta. Ta sẽ coi các ngƣơi là một vƣơng quốc tƣ tế, một dân
thánh” (Xh 19,5-6).
Thiên Chúa luôn trung thành với giao ƣớc. Dù dân Israel bất trung, bội phản,
Thiên Chúa vẫn một mực trung tín, xót thƣơng và tha thứ. “Núi có dời có đổi, đồi có
chuyển có lay, tình nghĩa của Ta đối với ngƣời vẫn không thay đổi” (Is 54,10). “Ta đã
yêu ngƣơi bằng mối tình muôn thuở, nên Ta vẫn dành cho ngƣơi lòng xót thƣơng”
(Gr 31,3).
Khi cử hành bí tích Hôn phối, đôi bạn trao đổi với nhau lời thề hứa sẽ yêu
thƣơng và trung chuỷ với nhau suốt đời: “Tôi là.... nhận (anh / em) làm (chồng / vợ)
và hứa giữ lòng chung thuỷ với (anh / em), khi thịnh vƣợng cũng nhƣ lúc gian nan,
khi ốm đau cũng nhƣ lúc mạnh khoẻ, để yêu thƣơng và tôn trọng (anh / em) suốt
đời tôi”.
Ơn bí tích Hôn phối giúp hai vợ chồng nên thánh trong việc sống lời cam kết
trên mỗi ngày một trọn vẹn hơn. Khi nỗ lực sống yêu thƣơng và trung thành với
nhau, đôi vợ chồng phản ánh tình yêu của Thiên Chúa đối với con ngƣời, cũng nhƣ
tình yêu của Đức Kitô đối với Hội Thánh. Đó là một tình yêu son sắt không đổi thay.
Tình yêu đó tạo nên sự hiệp thông thâm sâu giữa vợ chồng với nhau, cũng nhƣ giữa
cha mẹ và con cái, phản ánh mầu nhiệm hiệp thông trong Hội Thánh.
Thƣ Mục vụ HĐGM VN năm 1992 cũng viết: “Sống Phúc Âm trong đời sống gia
đình chính là sống tình yêu chung thuỷ mà con ngƣời đời nào cũng khát khao ca tụng
và đã đƣợc Chúa Giêsu củng cố bằng bí tích Hôn phối. Chính Chúa Giêsu còn dựa vào
sách Sáng thế để tái lập quyền bình đẳng nam nữ và tinh thần bất khả phân ly của
hôn nhân (St 2,18-24; Mt 19,6). Trong một xã hội mà đời sống gia đình đang bị đe
dọa bởi nạn ly dị và những lối sống trái với luân lý đạo đức Việt Nam, sự trung thành
giữa vợ chồng Kitô hữu sẽ là một ánh lửa soi sáng và sƣởi ấm, một sự khuyến khích
cho các gia đình khác”.
2.3. Tình yêu Thập giá
Trong bữa Tiệc ly, Chúa Giêsu nói: “Không có tình yêu nào lớn hơn tình yêu của
người thí mạng sống mình vì bạn hữu” (Ga 15,13. Ngài đã dùng cái chết trên thập
giá để minh chứng Tình yêu của Thiên Chúa và để đem lại ơn cứu độ cho nhân loại.
Giáo Lý Hôn Nhân Gia Đình / Ủy Ban Giáo Lý HĐGM.VN 76