Page 72 - Giáo lý Hôn Nhân
P. 72

cùng diễn tả đức tin ấy qua những thực tại cụ thể của đời sống phù hợp với giới răn
                  mới  về  tình  yêu.  Cũng  vậy,  gia  đình  Kitô  hữu  đƣợc  Luật  mới  của  Thánh Thần  linh
                  hoạt và hƣớng dẫn, và đƣợc mời gọi sống tình yêu phục vụ đối với Thiên Chúa và tha
                  nhân trong sự hiệp thông mật thiết với Hội Thánh là dân tộc vƣơng giả.

                        Tinh thần và thái độ phục vụ của gia đình Kitô hữu đƣợc thực hiện trƣớc hết
                  giữa đôi bạn và gia đình của họ, rồi đƣợc mở rộng cho cộng đồng Hội Thánh, và sau
                  cùng phải vƣợt qua phạm vi những anh em cùng đức tin, bởi vì “mọi ngƣời đều là
                  anh em của tôi”. Đó là một tình bác ái biết nhận ra nơi mỗi ngƣời khuôn mặt của Đức
                  Kitô  và  là  một  ngƣời  anh  em  mà  mình  phải  yêu  mến  và  phục  vụ,  nhất  là  khi  họ
                  nghèo túng, yếu đuối, đau khổ hoặc bị đối xử bất công.

                        Để có thể đào tạo những con ngƣời biết yêu thƣơng và sống yêu thƣơng trong
                  mọi tƣơng quan với ngƣời khác, gia đình Kitô hữu sẽ không tự khép kín, nhƣng mở ra
                  cho cộng đồng, hƣớng tới cộng đồng nhờ ý thức về công lý và nhờ sự quan tâm lo
                  lắng cho ngƣời khác, cũng nhƣ nhờ bổn phận trong trách nhiệm riêng của gia đình
                  đối với toàn thể xã hội.

                        Hội Thánh vừa thánh thiện lại vừa gồm những con ngƣời bất toàn đang lần bƣớc
                  trên trần thế. Giữa lúc văn hoá tiêu thụ phát triển nhanh đến chóng mặt, khiến nhiều
                  giá trị truyền thống bị sụp đổ, nhiều gia đình đã tan vỡ và nhiều Kitô hữu cũng bị
                  biến chất, gây nên biết bao gƣơng xấu, làm méo mó gƣơng mặt Hội Thánh, làm cho
                  nhiều ngƣời phải nản lòng. Tuy nhiên tình thƣơng và quyền năng của Thiên Chúa vẫn
                  mãi mãi còn đó để cho ta tin cậy. Nỗ lực sống tốt lành của một gia đình Kitô hữu có
                  vẻ nhƣ chẳng nghĩa lý gì giữa cơn lốc suy đồi đang ào ào thổi đến, nhƣng thật ra nó
                  sẽ là hạt men. Nó có thể đem lại niềm hy vọng cho một vòng đai nhỏ chung quanh
                  nó và sẽ dần dần lan rộng. Rồi đến khi có nhiều gia đình Kitô hữu cùng hoà chung
                  một lời chứng, tiếng nói của họ sẽ âm vang, sẽø đem lại niềm hy vọng cho nhân loại,
                  và mọi ngƣời sẽ hiểu đúng bản chất của Hội Thánh. Vậy, “giữa một thế hệ ngang trái
                  và tà vạy, anh em phải chiếu rạng nhƣ đuốc sáng trên thế gian” (Pl 2,15).


                   GHI NHỚ :

                  1. H. Tại sao gia đình Kitô hữu đƣợc gọi là Hội Thánh tại gia?
                     T. Gia đình Kitô hữu đƣợc gọi là Hội Thánh tại gia vì đƣợc tham dự vào sự sống và
                        sứ mạng của Hội Thánh.
                  2. H. Gia đình Kitô hữu tham dự vào sự sống của Hội Thánh nhƣ thế nào?

                     T.  Cũng  nhƣ  Hội  Thánh,  gia  đình  Kitô  hữu  đƣợc  mời  gọi  sống  mầu  nhiệm  hiệp
                        thông của Thiên Chúa Ba Ngôi, đón nhận và thông truyền ơn cứu rỗi.

                  3. H. Gia đình Kitô hữu tham dự vào sứ mạng của Hội Thánh nhƣ thế nào?
                     T. Cũng nhƣ Hội Thánh, gia đình Kitô hữu đƣợc mời gọi trở nên một cộng đồng tin và
                        loan báo Tin mừng, đối thoại với Thiên Chúa và phục vụ con ngƣời.


                   GỢI Ý SUY NGHĨ :

                  1. Tại sao “Gia đình lại đƣợc gọi là Hội Thánh tại gia”? Giữa gia đình và Hội Thánh có
                      liên hệ nhƣ thế nào?

                  2.  Hội Thánh một cách cụ thể chính là giáo xứ của anh chị. Anh chị đã tham dự và

           Giáo Lý Hôn Nhân Gia Đình / Ủy Ban Giáo Lý HĐGM.VN                                                 72
   67   68   69   70   71   72   73   74   75   76   77