Page 77 - Giáo lý Hôn Nhân
P. 77
Con đƣờng thập giá là con đƣờng tình yêu, chấp nhận đau khổ để xoá bỏ tội lỗi và
mang lại hạnh phúc cho ngƣời mình yêu. Thánh Phaolô đã khuyên nhủ các ngƣời làm
chồng hãy nhìn vào gƣơng Đức Kitô: “Ngƣời làm chồng, hãy yêu thƣơng vợ, nhƣ
chính Đức Ki-tô yêu thƣơng Hội Thánh và hiến mình vì Hội Thánh..., để trƣớc mặt
Ngƣời, có một Hội Thánh xinh đẹp lộng lẫy, không tỳ ố, không vết nhăn hoặc bất cứ
một khuyết điểm nào, nhƣng thánh thiện và tinh tuyền” (Ep 5,25.27)
Đời sống hôn nhân và gia đình có rất nhiều thập giá: những khuyết điểm và
tính xấu của nhau, những va chạm và xung khắc, những thất bại và rủi ro, những khi
gặp tai ƣơng và bệnh hoạn, cảnh hiếm muộn cũng nhƣ việc chấp nhận từ bỏ ý riêng
để sống theo giáo huấn Hội Thánh về việc sinh sản có trách nhiệm v.v.... Đó là
những thập giá cần đƣợc đón nhận với tình yêu. “Đời sống Kitô hữu mà không qua
thập giá thì không thể đạt tới sự phục sinh. Như thế phải hiểu rằng không thể loại bỏ
sự hy sinh trong đời sống gia đình, nhưng trái lại phải sẵn sàng đón nhận nó để tình
yêu vợ chồng thêm sâu lắng và trở thành nguồn vui thân mật” 173[11] .
Trong đời sống hôn nhân và gia đình, đôi bạn đƣợc mời gọi ngƣớc nhìn lên thập
giá Đức Kitô để học yêu thƣơng, sống hi sinh, đón nhận nhau và tha thứ cho nhau.
“Anh em hãy có lòng thƣơng cảm, nhân hậu, khiêm nhu, hiền hoà và nhẫn nại. Hãy
chịu đựng và tha thứ cho nhau, nếu trong anh em ngƣời này có điều gì phải trách
móc ngƣời kia. Chúa đã tha thứ cho anh em, thì anh em cũng vậy, anh em phải tha
thứ cho nhau” (Cl 3,12-13).
Chính khi chấp nhận đi theo “con đƣờng hẹp”, từ bỏ mình vác thập giá mình
hằng ngày mà bƣớc theo Đức Kitô, đôi vợ chồng cộng tác vào công trình cứu độ cho
mình và cho mọi ngƣời trong gia đình.
2.4. Tình yêu Phục sinh
Đức Kitô phục sinh đã ra khỏi mồ. Ngài đã chiến thắng tội lỗi và sự chết, mang
lại sự sống mới cho nhân loại cùng giao hoà tội nhân với Chúa Cha.
Trong đời sống hôn nhân và gia đình, mầu nhiệm Tử nạn và Phục sinh mời gọi
đôi bạn luôn canh tân tình yêu của mình, không để những ích kỷ, ghen tƣơng len lỏi
vào tình yêu đôi lứa. Phƣơng thế để canh tân tình yêu, chính là siêng năng đọc Lời
Chúa, cầu nguyện, lãnh nhận các Bí tích, học biết thêm những kiến thức mới trong
sách vở, báo chí để nuôi dƣỡng tình yêu gia đình.
Ngoài ra, gia đình Kitô hữu còn có sứ mạng truyền giáo, rao giảng Tin
Mừng 174[12] . Gia đình phải cởi mở đón nhận Lời Chúa, rồi loan báo cho mọi ngƣời. Việc
làm chứng và truyền giáo trƣớc hết là trong chính gia đình: cha mẹ loan báo Tin
Mừng cho con cái bằng những lời dạy dỗ và nhất là bằng gƣơng sáng. Ngƣợc lại, con
cái cũng có bổn phận góp phần làm cho cha mẹ nên thánh.
Thƣ chung của Hội Đồng Giám Mục VN năm 1980 cũng nói: “Gia đình của anh
chị phải trở nên nhƣ một trƣờng học về đức tin, một nơi để cầu nguyện. Một môi
trƣờng sống bác ái yêu thƣơng và rèn luyện tinh thần tông đồ để làm chứng cho
Chúa”.
Gia đình Kitô hữu làm tông đồ bằng “chứng tá”. “Phải chứng minh rằng các con
đƣợc gọi nên thánh và các con có thể sống một đời hôn nhân đẹp lòng Chúa. Các con
chia sẻ với các gia đình khác: ân sủng, hạnh phúc, Chúa đã ban cho gia đình các con.
173[11] GĐ 34
174[12]
GLHT 2205
Giáo Lý Hôn Nhân Gia Đình / Ủy Ban Giáo Lý HĐGM.VN 77