Page 74 - Giáo lý Hôn Nhân
P. 74

Bài 14: Linh đạo hôn nhân và gia đình



                                                               Ý muốn của Thiên Chúa là anh em nên thánh.
                                                                                                     (1 Tx 4, 3)
                        Trong ngày thành hôn, đôi tân hôn nào cũng đƣợc cầu chúc: “Trăm năm hạnh
                  phúc”. Một gia đình hạnh phúc, theo truyền thống văn hoá Việt Nam, là một gia đình
                  “trên thuận dƣới hoà, con cái hiếu thảo, vợ chồng yêu thƣơng nhau”. Tuy nhiên, đối
                  với ngƣời Kitô hữu, một gia đình hạnh phúc còn phải là một gia đình có Chúa Giêsu ở
                  cùng, bởi vì Ngài chính là tình yêu nối kết tất cả gia đình.
                        “Ơn Đức Giêsu Kitô ban khi cử hành bí tích Hôn phối không bị múc cạn, nhƣng
                  vẫn theo sát đôi bạn trong suốt cả đời sống. Công đồng Vaticanô II nhắc lại điều ấy
                  khi nói rằng Đức Giêsu Kitô “còn ở lại với họ để hai vợ chồng cũng mãi mãi trung
                  thành yêu thƣơng nhau bằng sự tự hiến cho nhau nhƣ Ngài đã yêu thƣơng Hội Thánh
                  và đã nộp mình vì Hội Thánh...” Khi chu toàn sứ mạng hôn nhân và gia đình của họ
                  với sức mạnh của bí tích này, họ đƣợc đổ tràn tinh thần của Đức Kitô, nhờ đó tất cả
                  đời sống của họ thấm nhuần đức tin, đức cậy, đức mến và càng ngày họ càng tiến tới
                  sự trọn lành riêng biệt của họ và sự thánh hoá lẫn nhau; và bởi đó, họ cùng nhau
                  góp phần tôn vinh Thiên Chúa      163[1] “.
                        Nhƣ vậy, nhờ Bí tích Hôn phối, đôi vợ chồng Kitô hữu nhận đƣợc những ơn riêng
                  để sống ơn gọi hôn nhân và gia đình. Những ơn đó giúp họ cùng nhau xây dựng một
                  gia đình hạnh phúc, đồng thời cũng giúp họ nên thánh trong đời sống hôn nhân và
                  gia đình.
                  1. Mọi Kitô hữu đƣợc mời gọi nên thánh


                         1.1. Bổn phận nên thánh
                        Khi chịu phép Rửa tội, ngƣời tín hữu không những đƣợc rửa sạch mọi tội lỗi mà
                  còn trở nên “một thụ tạo mới” (2 Cr 5,17), thành nghĩa tử của Thiên Chúa (x. Gl 4,5-
                  7), “đƣợc thông phần bản tính Thiên Chúa” (2 Pr 1,4), thành chi thể Đức Kitô (x. 1
                  Cr  6,15;  12,27)  và  thành  đền  thờ  Chúa  Thánh  Thần  (x.  1  Cr  6,19)   164[2] .  Nói  cách
                  khác, nhờ phép Rửa, ngƣời Kitô hữu đã chết đối với tội lỗi để sống một cuộc sống
                  mới.  Đó  là  cuộc  sống  làm  con  cái  Chúa  Cha  trong  Chúa  Giêsu  Kitô    165[3] ,  dƣới  sự
                  hƣớng dẫn của Chúa Thánh Thần         166[4] . Bởi vậy, mọi Kitô hữu đều đƣợc mời gọi nên
                  thánh: “Anh em hãy sống thánh thiện trong cách ăn nết ở, để nên giống Đấng Thánh
                  đã kêu gọi anh em, vì có lời Kinh Thánh chép: Hãy sống thánh thiện, vì Ta là Đấng
                  Thánh” (1 Pr 1,15-16).
                        Việc  nên  thánh  không  phải  chỉ  dành  riêng  cho  các  linh  mục  và  tu  sĩ  mà  còn
                  dành cho mọi tín hữu. Thánh Phanxicô Salêsiô nói: “Mọi giáo dân đều đƣợc mời gọi
                  nên thánh và họ có thể nên thánh nhƣ  là chồng,  là  vợ, nhƣ  là nông dân,  là công
                  nhân,  là  lính,  là  thƣơng  gia,  y  sĩ,  thầy  giáo,  nghĩa  là  theo  đủ  mọi  ngành  nghề  và
                  hoàn cảnh trong xã hội”. Công đồng Vaticanô II nhắc lại: “Tất cả các Kitô hữu, bất kể
                  thuộc bậc sống hay địa vị nào, đều đƣợc kêu gọi tiến đến sự viên mãn của đời sống


           163[1]  GĐ 56
           164[2]
                x. GLHT 1265
           165[3]  x. Ep 1,3-7
           166[4]
                Rm 8,14
           Giáo Lý Hôn Nhân Gia Đình / Ủy Ban Giáo Lý HĐGM.VN                                                 74
   69   70   71   72   73   74   75   76   77   78   79