Page 78 - Giáo lý Hôn Nhân
P. 78
Nhìn vào gia đình các con, thiên hạ phải đặt câu hỏi: “Tại sao họ có thể sống hiệp
nhất, yêu thƣơng, trung thành với nhau nhƣ thế? 175[13] “
2.5. Tình yêu Bí tích
Nhờ bí tích Hôn phối, gia đình Kitô hữu trở thành bí tích của Thiên Chúa. Bí tích
là một dấu chỉ hữu hình giúp ngƣời ta thấy đƣợc một điều vô hình. Gia đình là Bí tích,
vì gia đình có thể giúp ngƣời ta nhận ra tình yêu Thiên Chúa.
“Cũng nhƣ tất cả mọi bí tích đều “có mục đích thánh hoá con ngƣời, xây dựng
Thân Thể Đức Kitô và thờ phƣợng Thiên Chúa 176[14] “, Bí tích Hôn phối tự nó cũng là
một hành vi phụng vụ để tôn vinh Thiên Chúa trong Đức Giêsu Kitô và trong Hội
Thánh. Khi cử hành bí tích ấy, đôi bạn Kitô hữu bày tỏ lòng biết ơn của họ đối với
Thiên Chúa vì ơn huệ cao cả Ngài đã ban cho họ, để trong cuộc sống hôn nhân và gia
đình, họ có thể sống lại chính tình yêu của Thiên Chúa đối với loài ngƣời và tình yêu
của Đức Kitô đối với Hội Thánh là hiền thê của Ngài 177[15] “.
Nhƣ vậy, qua bí tích Hôn phối, đôi vợ chồng Kitô hữu vừa là biểu hiệu mầu
nhiệm của sự kết hợp và của tình yêu phong phú giữa Đức Kitô và Hội thánh, vừa
tham dự vào mầu nhiệm này. Việc vợ chồng con cái yêu thƣơng nhau là do Thiên
Chúa nâng đỡ, nhƣng đồng thời cũng cho thấy tình yêu Thiên Chúa và diễn tả tình
yêu của Ngài.
Dấu chỉ Bí tích hôn phối đƣợc thể hiện qua lời cam kết trung thành yêu thƣơng
nhau và tôn trọng nhau suốt đời, qua việc trao cho nhau chiếc nhẫn cƣới làm biểu
hiệu tình yêu và lòng chung thuỷ. Chiếc nhẫn nhắc nhở cho đôi bạn những lời họ đã
cam kết, để họ luôn nỗ lực sống tín trung và tôn trọng nhau “mọi ngày suốt đời”.
Tuy nhiên, để có thể diễn tả một cách trung thành tình yêu của Thiên Chúa,
“yêu thƣơng nhƣ Đức Kitô yêu thƣơng Hội Thánh”, gia đình Kitô hữu cần phải có ơn
Chúa. Con đƣờng nên thánh trong đời sống hôn nhân và gia đình phải là con đƣờng
đối thoại với Thiên Chúa qua việc lắng nghe Lời Chúa, cầu nguyện và siêng năng lãnh
nhận các bí tích.
“Do bí tích Hôn phối, đôi bạn nhận đƣợc sự thánh thiện và hằng ngày có nghĩa
vụ phải sống sự thánh thiện đã nhận đƣợc. Cũng do bí tích ấy, họ nhận đƣợc ơn và
có nghĩa vụ luân lý phải biến đổi toàn thể đời sống mình thành một hy lễ thiêng liêng
dâng lên Thiên Chúa. Nhƣ thế, giáo dân cung hiến cho Thiên Chúa chính thế giới này,
nhờ biết phụng thờ Ngài khắp nơi bằng đời sống thánh thiện của mình 178[16] “
3. Noi gƣơng Thánh Gia
Thánh Giuse và Đức Maria là đôi vợ chồng thánh thiện, đã nêu gƣơng cho các
đôi vợ chồng Kitô hữu. Sở dĩ gọi là Thánh Gia, chính vì gia đình của Giuse - Maria
gồm những con ngƣời thánh, đặc biệt có Chúa Giêsu là Đấng Thánh ở cùng. Con
đƣờng nên thánh trong yêu thƣơng và chu toàn bổn phận gia đình chính là con
đƣờng mà Thánh Gia ngày xƣa đã đi qua. Mỗi gia đình Kitô hữu ngày nay cũng đƣợc
mời gọi noi gƣơng Thánh Gia để trở thành những thánh gia khác. Đó là những cộng
đồng yêu thƣơng và hiệp nhất, mà khuôn mẫu là sự hiệp thông của Ba Ngôi Thiên
Chúa. Sự hiệp thông này không khép kín nhƣng mở ra với các gia đình khác và nhất
175[13] x. ĐHY Phanxicô Nguyễn Văn Thuận, Đường Hy Vọng, 501
176[14]
PV 59
177[15] GĐ 56
178[16]
x. GĐ 56
Giáo Lý Hôn Nhân Gia Đình / Ủy Ban Giáo Lý HĐGM.VN 78