Page 81 - Giáo lý Hôn Nhân
P. 81
Bài 15: Các bí tích trong đời sống Hôn nhân và gia đình
Các tín hữu chuyên cần tham dự những buổi giáo lý của các tông đồ,
hiệp thông huynh đệ, bẻ bánh và cầu nguyện.
Hằng ngày họ hợp nhất một lòng một ý cùng nhau ở trong đền thờ,
bẻ bánh ở nhà, họ dùng bữa cách vui vẻ đơn sơ.
(Cv 2,42.46)
Đức Kitô đã để lại cho Hội Thánh những bí tích, là những dấu chỉ hữu hình diễn
tả và đem lại ơn thánh cho các tín hữu. Các bí tích có mục đích thánh hoá con ngƣời,
xây dựng thân thể Đức Kitô và thờ phƣợng Thiên Chúa 180[1] .
Bảy Bí tích liên quan đến các giai đoạn và các thời điểm quan trọng của đời
sống ngƣời Kitô hữu: Bí tích sinh ra (Rửa tội), lớn lên (Thêm sức, Thánh Thể), chữa
lành (Hoà giải, Xức dầu) và lãnh nhận sứ mạng xây dựng cộng đoàn (Truyền chức,
Hôn phối). Nhờ lãnh nhận các bí tích, đời sống Kitô hữu đƣợc nuôi dƣỡng và mỗi
ngày một tăng trƣởng hơn.
1. Hôn phối và Rửa tội
Nhờ bí tích Rửa tội, ngƣời Kitô hữu đƣợc tái sinh làm con cái Thiên Chúa, làm
chi thể Đức Kitô và Đền thờ Chúa Thánh Thần 181[2] . Họ đƣợc tháp nhập vào Hội
Thánh là Thân Thể Đức Kitô và là Gia Đình con cái Thiên Chúa. Nhƣ vậy, bí tích Rửa
tội chính là cánh cửa dẫn vào đời sống hiệp thông: hiệp thông với nhau và Hiệp
thông với Thiên Chúa.
Bí tích Hôn phối tăng cƣờng và cụ thể hoá sự hiệp thông mà bí tích Rửa Tội đã
đem lại.
1.1. Đối với hai vợ chồng:
Nhờ bí tích Hôn phối, đôi bạn đƣợc thông phần giao ƣớc tình yêu của Đức Kitô
và Hội Thánh: “Bởi thế, người ta sẽ lìa bỏ cha mẹ mình mà kết hợp với vợ mình và cả
hai nên một thân xác. Mầu nhiệm này thật lớn lao, tôi muốn nói về Đức Kitô và Hội
Thánh” (Ep 5,31-32). Nhƣ vậy, lòng trung thành và tình yêu, mà đôi bạn trao cho
nhau trong giao ƣớc Hôn nhân, cũng chính là lòng trung thành trong đức tin và đức
mến, mà mỗi ngƣời đã tuyên hứa khi chịu phép Rửa Tội. Vì thế, khi cùng sống Bí tích
Rửa tội, họ cũng thực hiện chính lời giao ƣớc Hôn nhân của mình.
1.2. Đối với con cái:
Bí tích Rửa tội rất cần cho đƣợc sống đời đời: “Ai không sinh lại bởi nƣớc và
Thánh Thần, thì không thể vào đƣợc Nƣớc Thiên Chúa” (Ga 3,5). Phép Rửa tha tội tổ
tông và cả những tội riêng ta phạm trƣớc đó, ban ơn thánh hoá, sinh ta làm con
Thiên Chúa và con Hội Thánh. Do đó, hai vợ chồng cần đặc biệt quan tâm thực hiện
việc Rửa tội cho con cái tùy theo các trƣờng hợp sau đây:
a) Trƣờng hợp thông thƣờng:
Khi cháu bé đƣợc chừng một tháng, cha mẹ và ngƣời đỡ đầu đƣa cháu đến nhà
thờ xin cha xứ rửa tội cho. Đây là dịp tốt để mọi ngƣời ý thức và sống ơn gọi Kitô
hữu của mình, nên rất khuyến khích mọi ngƣời trong gia đình và trong giáo xứ tham
dự. Có thể tổ chức việc mừng “đầy tháng” cho con vào ngày Rửa tội.
180[1] PV 59
181[2]
GLHT 1265
Giáo Lý Hôn Nhân Gia Đình / Ủy Ban Giáo Lý HĐGM.VN 81