Page 51 - Digital
P. 51
Điểm lại tháng 8/2021 VIỆT NAM SỐ HOÁ: CON ĐƯỜNG ĐẾN TƯƠNG LAI
Hơn nữa, khung thể chế phục vụ chuyển đổi số ở Việt Nam còn quá cồng kềnh. Chính phủ đã tăng cường
Ủy ban Quốc gia về Chính phủ số và Kinh tế số cuối năm 2019, trong đó Thủ tướng Chính phủ là Chủ tịch
Ủy ban. Các Ủy ban tương tự cũng được thành lập ở cấp tỉnh, trong đó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh là
người đứng đầu Ủy ban. Tuy nhiên, ở khâu vận hành, các nhiệm vụ lớn trong chương trình chuyển đổi số
được dàn trải ở ít nhất bảy bộ ngành, khiến cho công tác phối hợp và triển khai chính sách và chương trình
gặp nhiều thách thức (Hình 2.14). Chẳng hạn, mô hình này dẫn đến việc nhiều hệ thống thông tin và cơ sở
dữ liệu quốc gia quan trọng - như đất đai, công dân, doanh nghiệp, và dân sự - được thu thập và quản lý ở
nhiều cơ quan khác nhau.
Hình 2.14. Trách nhiệm của các bộ ngành trong chương trình chuyển đổi số
Bộ Tài chính
Đảm bảo tài chính
cho chuyển đổi số VPCP
Dịch vụ số
Bộ TTTT
Chuyển đổi số, quản
trị dữ liệu, an ninh
thông tin
Bộ Công thương
Ban Chỉ đạo Quốc gia Kinh tế số, thương
về Chuyển đổi số mại điện tử
Bộ Công an
Bảo mật cá nhân,
đăng ký công dân,
an ninh mạng NHNN
Bộ KH&ĐT Thanh toán số
CMCN 4.0, doanh
nghiệp số
Ghi chú: Bộ TTTT = Bộ Thông tin và Truyền thông,; BTC = Bộ Tài chính; Bộ CT = Bộ Công thương; Bộ KH&ĐT; Bộ CA = Bộ
Công an; VPCP = Văn phòng Chính phủ; NHNN = Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Trụ cột 3. Đổi mới sáng tạo: Đang trỗi dậy nhưng chưa tinh sâu
Trước khủng hoảng COVID-19, năng lực đổi mới sáng tạo của Việt Nam chỉ quanh mức trung bình, đi sau
nhiều quốc gia so sánh về sử dụng công nghệ số. Việt Nam có thứ hạng hơi thấp hơn mức bình quân về
tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp đổi mới sáng tạo, đăng ký bằng sáng chế, và mức độ tinh thông của
khách hàng, trong khi chạy theo sau về số bằng phát minh, sáng chế (Hình 2.15–2.18).
Đại dịch COVID-19 năm 2020 và tác động kéo dài đến năm 2021 đã làm thay đổi cuộc chơi đối với khu vực
tư nhân. Các doanh nghiệp Việt Nam đã nắm bắt CNTT&TT để tạo điều kiện thuận lợi cho làm việc từ xa và
tiếp cận khách hàng trong thời gian giãn cách xã hội và hạn chế đi lại. Những khảo sát qua điện thoại gần
đây của Ngân hàng Thế giới cho thấy tỷ lệ sử dụng các nền tảng số, các trang thương mại điện tử, mạng
xã hội trực tuyến và các ứng dụng chuyên biệt tăng mạnh nhằm ứng phó với dịch COVID-19, từ 48% doanh
nghiệp vào tháng 6/2020 lên 73% vào tháng 1/2021. Trong cùng kỳ, tỷ lệ doanh nghiệp đầu tư cho các giải
24
pháp số - như lắp đặt thiết bị và phần mềm cho hoạt động doanh nghiệp - tăng hơn bốn lần từ 5% lên 21%.
24 Tan và đồng sự 2021. Dựa trên ba đợt khảo sát nhịp đập doanh nghiệp vào tháng 6 và tháng 9-10/2020 và tháng 1/2021, cho một
nhóm 500 doanh nghiệp. Kết quả được tính toán sử dụng trọng số của mẫu.
51