Page 54 - Digital
P. 54
VIỆT NAM SỐ HOÁ: CON ĐƯỜNG ĐẾN TƯƠNG LAI Điểm lại tháng 8/2021
Mức độ đổi mới sáng tạo công nghệ số còn thấp trong khu vực tư nhân được lý giải bởi nhu cầu hạn chế
của doanh nghiệp, hỗ trợ chưa đầy đủ của Chính phủ và, các doanh nghiệp "số" còn chưa phát triển.
y Nhu cầu hạn chế của doanh nghiệp xuất phát từ việc không chắc chắn về lợi tức đầu tư công nghệ, năng
lực sử dụng công nghệ trong nội bộ còn yếu, tài chính hạn hẹp, và những vướng mắc pháp lý (Hình 2.21).
Trên 75% các doanh nghiệp vừa và nhỏ và khoảng 63% doanh nghiệp lớn hiện chưa rõ lợi tức đầu tư
công nghệ bằng bao nhiêu, và liệu việc đầu tư đó có phù hợp với nhu cầu của họ hay không. Chưa đến
60% doanh nghiệp vừa và nhỏ cho biết họ hoặc thiếu thông tin về những công nghệ hiện có hoặc thiếu
kỹ năng để sử dụng công nghệ. Ngoài ra, các doanh nghiệp Việt Nam cũng cho biết việc tiếp cận nguồn
tài chính nước ngoài còn hạn chế.
y Hỗ trợ của Chính phủ chưa đầy đủ cho các doanh nghiệp số hoặc cho các doanh nghiệp đang muốn đầu
tư vào các công cụ số. Hỗ trợ từ khu vực công vẫn chỉ tập trung cho hoạt động nghiên cứu và phát triển
(NC&PT) thay vì cho nâng cấp công nghệ và thương mại hóa công nghệ, bao gồm áp dụng và lan tỏa
những công nghệ hiện có. 26,27
y Tốc độ phát triển của các doanh nghiệp số còn thấp, nhân tố đóng vai trò chất xúc tác cho quá trình
chuyển đổi số ở khu vực tư nhân. Các doanh nghiệp số là các doanh nghiệp dựa trên các nền tảng và dữ
liệu, cung cấp dịch vụ hoặc nội dung số, phương thức thanh toán số, hoặc giải pháp số cho các doanh
nghiệp khác, đặc biệt là cho các doanh nghiệp khởi nghiệp hoặc doanh nghiệp nhỏ không có đủ nội
lực để tự xây dựng các năng lực này. Các sàn thương mại điện tử dựa trên nền tảng số được phát triển
trong nước, như Sendo và Tiki, cạnh tranh với các đối thủ tầm khu vực như Lazada và Shopee. Nhưng
Việt Nam vẫn có ít doanh nghiệp số (khoảng 250 doanh nghiệp) hơn các quốc gia khác trong khu vực
Đông Á và Thái Bình Dương (ĐÁ-TBD), như Ma-lay-xia (450 doanh nghiệp) hoặc In-đô-nê-xia (530 doanh
nghiệp). Các doanh nghiệp số ở Việt nam cũng đang hoạt động trong ít lĩnh vực số hơn so với các quốc
gia ĐÁ-TBD khác.
Hình 2.21. Những rào cản chính trong ứng dụng công nghệ
Thiếu nhu cầu và bất ổn
Thiết khả năng
Thiếu vốn
Quy định của chính phủ
Khác
Cơ sở hạ tầng nghèo nàn
0 25 50 75 100
Nhỏ Vừa Lớn
Nguồn: Cirera và đồng sự 2021.
26 Ngân hàng Thế giới 2021a.
27 Có một số chương trình có những đặc điểm thúc đẩy ứng dụng và phổ biến công nghệ, chẳng hạn một số chương trình của Bộ
Khoa học và Công nghệ (KH&CN), nhưng các hoạt động đó chưa phải trọng tâm của những chương trình đó. Ngoài ra còn có các
chương trình khác nhằm xúc tiến nâng cấp công nghệ ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ, như Chương trình đổi mới công nghệ quốc
gia, nhưng mới chỉ ở giai đoạn khởi động hoặc nguồn vốn còn hạn chế.
54