Page 57 - Digital
P. 57

Điểm lại tháng 8/2021                                   VIỆT NAM SỐ HOÁ: CON ĐƯỜNG ĐẾN TƯƠNG LAI



            2.3. VIỆT NAM PHẢI LÀM GÌ ĐỂ ĐẠT ĐƯỢC

            THAM VỌNG CHUYỂN ĐỔI SỐ?





            Nhìn chung, Việt Nam đang có vị thế tương đối tốt để đạt được tham vọng số, nhưng cần tận dụng sức
            mạnh của mình và thu hẹp khoảng cách ở những điểm còn yếu để chuyển đổi số nền kinh tế. Việt Nam đạt
            kết quả tốt về kết nối, nhưng tốc độ còn chậm, và cần đầu tư khoảng 6 tỷ USD để hiện đại hóa và duy trì cơ
            sở hạ tầng nhằm đảm bảo khả năng tiếp cận toàn dân trong những năm tới.  Chính phủ đã chứng tỏ được
                                                                               31
            hiệu quả xây dựng cơ sở hạ tầng, đặc biệt thông qua hợp tác giữa các DNNN và doanh nghiệp tư nhân hoạt
            động trong lĩnh vực CNTT&TT. Nếu được thực hiện, các dự án đầu tư này sẽ khuyến khích và bổ trợ cho quá
            trình ứng dụng các công nghệ và dịch vụ số khác, trong đó có thương mại điện tử, thanh toán điện tử, và
            cung cấp dịch vụ công có mục tiêu.

            Tuy nhiên, lợi ích về năng suất của các công nghệ và phương thức mới sẽ không trở thành hiện thực nếu
            không có nỗ lực của doanh nghiệp và nhà hoạch định chính sách để đẩy nhanh việc ứng dụng, tạo điều
            kiện thuận lợi cho doanh nghiệp hoạt động hiệu quả, tăng trưởng, và thúc đẩy lan tỏa năng suất. Các chính
            sách ủng hộ thử nghiệm và tái phân bổ, cũng như có lực lượng quản lý và người lao động tài năng, chất
            lượng cao là những điều kiện quan trọng để Việt Nam chiến thắng trong cuộc đua này. Bên cạnh đó, cũng
            cần dự tính và xử lý những thách thức chung của mọi nền kinh tế đang trong giai đoạn ngã rẽ này, trong đó
            có tập trung thị trường, bảo vệ quyền riêng tư, và bất bình đẳng có thể phát sinh giữa người dùng và giữa
            người lao động (Hộp 2.1).


              Hộp 2.1. Những thách thức chung trong phát triển nền kinh tế số

              1.  Sức mạnh độc quyền. Nền kinh tế số dễ gặp nguy cơ tập trung thị trường do chi phí cố định lớn và hiệu ứng quần tụ
                 mạng lưới. Điều này có thể dẫn đến rào cản gia nhập cao, lạm quyền điều tiết, và chi phí dữ liệu và dịch vụ số tăng.

              2.  Vấn đề quyền riêng tư. Bảo vệ dữ liệu công nghiệp và kinh tế là cần thiết để đảm bảo cạnh tranh công bằng cho
                 doanh nghiệp, trong khi bảo vệ dữ liệu cá nhân lại là thiết yếu để tránh đánh cắp danh tính, tội phạm mạng, sử
                 dụng trái phép danh tính của khách hàng.
              3.  Bản chất gây nghiện của công nghệ. Hiệu suất được nâng của công nghệ số có khi không bù đắp được thời gian
                 bỏ ra để sử dụng mạng xã hội và tìm kiếm trên internet. Hơn nữa, riêng khối lượng thông tin cũng khiến cho người
                 sử dụng bị ngợp và dẫn đến mất khả năng ra quyết định.

              4.  Chi phí môi trường. Các trung tâm dữ liệu sử dụng rất nhiều điện, và hầu hết các doanh nghiệp không thể bù đắp
                 được lượng phát thải khí CO  tương ứng. Hơn nữa, sự lỗi thời có chủ ý của các mặt hàng điện tử tiêu dùng khuyến
                                       2
                 khích sử dụng nhiều vật liệu thô hơn và thải ra nhiều rác gây hại hơn.

              5.  "Câu đố về năng suất.” Lâu nay, khó có thể chỉ ra mối quan hệ rõ ràng giữa phát triển công nghệ số và tăng trưởng
                 kinh tế giữa các quốc gia và theo thời gian. "Câu đố về năng suất" này đã nhận được rất nhiều sự quan tâm nhưng
                 chưa được giải đáp thỏa đáng. a

              6.  Bất bình đẳng. Khả năng tiếp cận và sử dụng có sự khác nhau theo thu nhập, địa bàn và kỹ năng. Nếu như những
                 nền tảng số đem lại thêm lợi thế cho những người vốn đã có lợi thế, thì chúng lại càng làm tăng bất bình đẳng
                 sẵn có, chẳng hạn kết quả học tập tốt hơn cho những sinh viên có kỹ năng tốt hơn, và được tiếp cận internet.

              7.  Thay đổi về cấu trúc thị trường lao động. Doanh nghiệp sẽ thay thế lao động bằng vốn công nghệ số (rô-bốt), và
                 các ngành thâm dụng vốn công nghệ số sẽ tăng trưởng nhanh hơn các ngành khác.

              Ghi chú: a. Gordon 2013.

            31   Nguồn: https://xalamanalytics.com/
                                                          57
   52   53   54   55   56   57   58   59   60   61   62