Page 58 - Digital
P. 58

VIỆT NAM SỐ HOÁ: CON ĐƯỜNG ĐẾN TƯƠNG LAI                                   Điểm lại tháng 8/2021



            Sử dụng rộng rãi và hiệu quả các công nghệ số cũng yêu cầu phải tăng cường cơ sở pháp lý, nâng cao kỹ
            năng của lực lượng lao động và nâng cao trách nhiệm giải trình của các cơ quan nhà nước. Chính vì vậy,
            các cấp có thẩm quyền cần xử lý những yếu kém hiện nay thông qua:
            (v)   Nâng cao kỹ năng số để mở ra lợi ích số cho tất cả mọi người;

            (vi)   Bồi dưỡng năng lực đổi mới sáng tạo bằng cách xử lý thất bại của thị trường và của Chính phủ;
            (vii)  Cải thiện khả năng tiếp cận và chất lượng thông tin, cũng như quyền riêng tư.

            Những giải pháp trên được mô tả chi tiết như sau.

            Giải pháp 1: Nâng cao kỹ năng số


            Tại sao lại quan trọng. Người lao động sẽ cần đến những kỹ năng phù hợp để tận dụng quá trình chuyển đổi
            số, và phân bố kỹ năng không đồng đều có thể làm tăng bất bình đẳng. Người dùng cần có kỹ năng và năng
            lực để tiết kiệm thời gian tối đa và quản lý thông tin được thu thập qua các nền tảng số. Nếu không có kỹ
            năng số, rủi ro lớn là việc làm trong tương lai sẽ không đến được với người tìm việc ở Việt Nam. Ứng dụng
            công nghệ số dự kiến sẽ loại bỏ một số việc làm kỹ năng thấp và trung bình. Tại Việt Nam, ước tính từ 20
            đến 30% việc làm hiện nay đang có nguy cơ sẽ bị chuyển đổi hoặc biến mất trong vài năm tới, vì vậy đào tạo
            lực lượng lao động cho những công việc mới đóng vai trò hết sức quan trọng. 32

            Bất cập của Việt Nam. Số lượng lao động có trình độ trong lực lượng lao động còn thấp và số lượng học sinh
            đăng ký học tiếp sau phổ thông chưa đủ để bù đắp thiếu hụt. Với tốc độ như hiện nay, Việt Nam phải mất
            25 năm để đuổi kịp Thái Lan. Nhiều doanh nghiệp cho biết họ gặp khó khăn trong việc tìm kiếm và giữ chân
            những chuyên viên phân tích dữ liệu, lập trình viên và chuyên gia mô hình hóa giỏi.

            Nâng cấp kỹ năng số bằng cách tăng cường giáo dục và đào tạo CNTT ở các cấp, đặc biệt thông qua hệ
            thống các trường kỹ thuật và dạy nghề (TVET), đang trở thành cấp thiết với Việt Nam. Điều này đòi hỏi phải
            cải cách nền móng hệ thống đào tạo kỹ thuật và dạy nghề, bao gồm mô hình hoạt động (ví dụ, cấp vốn dựa
            trên kết quả thực hiện nhiệm vụ, đối tác công-tư), thiết kế chương trình học (ví dụ, ngành khoa học và phân
            tích dữ liệu), kết nối hiệu quả với giáo dục phổ thông và giáo dục cao đẳng, đại học. Cải cách hệ thống đào
            tạo kỹ thuật và dạy nghề cũng hết sức quan trọng để phục vụ chiến lược tăng trưởng xanh trong thời gian tới.


            Việt Nam cũng cần cải thiện kỹ năng mềm cho người lao động, qua đó củng cố khả năng thích ứng của họ
            trong một môi trường mà bản chất công việc và việc làm cụ thể đang thay đổi nhanh chóng. Nhiều kỹ năng
            nghề nghiệp truyền thống đang trở nên lỗi thời. Cùng lúc đó, những cơ hội mới đang xuất hiện thông qua các
            hoạt động và mô hình kinh doanh mới, chẳng hạn ngày càng có nhiều cơ hội về việc làm cộng tác dựa trên
            CNTT&TT trên các mạng xã hội, về tạo dựng thương hiệu sản phẩm trên các nền tảng thương mại điện tử,
            và phân tích dữ liệu thu thập từ các trang web. Các kỹ năng mềm -- như tư duy phản biện và  giải quyết vấn
            đề, giao tiếp, làm việc nhóm, sáng tạo, và quản lý -- sẽ quan trọng để thành công (Hộp 2.2). Vì lẽ đó, các kỹ
            năng hành vi-xã hội cần được chú trọng hơn trong giáo dục tiểu học và trung học.












            32   Cameron và đồng sự 2019; Ngân hàng Thế giới 2021a.


                                                          58
   53   54   55   56   57   58   59   60   61   62   63