Page 251 - Xuan Giap Thin 2024 FINAL 2
P. 251
Cũng như cụ Nguyễn Du đã viết về Từ Hải trong Truyện Kiều khi sa cơ thất thế là :
Hùm thiêng khi đã sa cơ cũng hèn !
RỒNG là con linh vật cao qúy mà các con vật khác đều muốn hóa thân thành Rồng.
Như cá chép hóa rồng trong thành ngữ "Lý Diệu Long Môn 鯉躍龍門". Cá Chép chữ Nho
là Lý Ngư 鯉魚. Diệu 躍 là Nhảy; nên Lý Diệu Long Môn là "Cá chép nhảy qua Long
Môn" thì sẽ hóa thành rồng. Theo sách《Thái Bình Quảng Ký 太平廣記》Quyển 466
Long Môn 卷四六六“龍門” có ghi :
Khi vua Vũ trị thủy, mở đường dẫn nước sông Hoàng Hà ra biển, thế nước rất lớn,
nhưng đến Mạnh Tân của Lạc Dương thì chậm lại. Cá chép nơi đây lội ngược dòng nước
lên đến Y Khuyết Long Môn của Lạc Dương; Nơi đây ba đào chuyển động sóng dậy ngất
trời. Đàn cá chép đều hăng hái cố gắng nhảy lên để vượt qua. Con nào vượt qua được
thì hóa thành rồng, con nào không vượt qua được té trở lại đầu đập vào đá nên còn để
lại một vệt đen trên trán (chi tiết nầy giải thích cho vệt đen trên đầu các con cá chép mà
ta thường thấy).
Thi Tiên Lý Bạch đời Đường trong ba bài thơ ngũ ngôn cổ phong《Tặng Thôi Thị
Ngự 贈崔侍御》có các câu như sau :
黃河三尺鯉, Hoàng Hà tam xích lý,
本在孟津居, Bổn tại Mạnh Tân cư.
點額不成龍, Điểm ngạch bất thành long,
歸來伴凡魚。 Quy lai bạn phàm ngư.
Có nghĩa :
Con cá chép mình dài ba thước (khoảng 9 tấc Tây) của sông Hoàng Hà, vốn là ở nơi
bến Mạnh Tân. Vì muốn thành rồng mà không được nên để lại một vết trên trán. trở về
làm bạn với các bạn cá phàm tục khác.
251