Page 289 - Xuan Giap Thin 2024 FINAL 2
P. 289

Chờ Nhau Nơi Charlie







                                                                                                Lê quang Thông




                     Charlie, là một tên gọi, đặt cho con trai, con gái gì cũng được. Tên Charlie không
              thông dụng lắm. (Theo thứ tự trong thống kê hộ tịch Đức xếp thứ 434, như năm 2010 có

              4.700 trẻ sơ sinh ở Đức được đặt tên Charlie).

                     Theo khuynh hướng xóa nhòa giới tính hiện tại. Ví dụ ở một vài tiểu bang trên
              nước Đức có cuộc tranh luận giấy khai sinh chưa cần ghi nam hay nữ (trẻ tự quyết định

              khi lớn lên ?). Nhà vệ sinh trong trường học không cần phân biệt rõ giới tính.

                     Như vậy tên Charlie phù hợp với khuynh hướng đó, có thể sẽ được đặt nhiều
              trong tương lai. Hiện tại trong quân sự thường dùng Charlie cho các địa danh, hàm ý

              đàn ông, phái mạnh, tự do.

                     Charlie ở Việt Nam là một trong những địa danh đó. Charlie, nghe quen qua bài
              hát “Người ở lại Charlie” của Nhạc sĩ Nhật Trường Trần thiện Thanh, đó là ngọn đồi cao

              nằm giữa các huyện Sa Thầy, Đắk Tô, Ngọc Hồi tỉnh Kon-Tum. Người đã ở lại đó vĩnh

              viễn là Trung tá Nguyễn đình Bảo, chỉ huy lính Dù VNCH trấn đóng Charlie.
                     Và còn biết bao nhiêu người ở lại. Tháng 4.1972 đạn pháo và bom mìn đã biến

              Charlie thành một máy xay thịt khổng lồ. Hàng vạn tiếng kêu Mạ ơi, Mẹ ơi, U ơi, Bầm
              ơi…vang vọng bầu trời Tây nguyên thê thảm.

                     Viết đến đoạn này, tôi xúc động nhớ trên trang nhà hai khóa mùa Vu lan 2023 có

              bài MẠ ƠI của em Trần Tuấn, học sinh Quốc học Huế 1976-1977, học trò của Thầy Trần
              dư Sinh, học Toán cùng lứa với tôi. Tôi cũng đã kêu Mạ ơi như Tuấn trong những lần

              thập tử nhất sinh.
                     Một Charlie khác rất nổi tiếng từ sau 1961, là một trạm kiểm soát giữa Tây và Đông

              Bá Linh, khi bức tường ngăn cách Đông Tây do Cộng hoà Dân chủ Đức (DDR) dựng lên.

                     Các trạm theo thứ tự ABC:
                                                                                                               289
   284   285   286   287   288   289   290   291   292   293   294