Page 290 - Xuan Giap Thin 2024 FINAL 2
P. 290
– Trạm thứ nhất, trạm A, ở Hemstedt/ Marienborn, gọi là Checkpoint Alpha.
– Trạm thứ hai, trạm B, ở Drewitz, Checkpoint Bravo.
– Trạm thứ ba, trạm C, ở đường Friedrich, Checkpoint Charlie…
Mùa Xuân 1987 chúng tôi cả nhà đi lần đầu tiên vô Tây Bá Linh. Đây không phải
là một chuyến du lịch bình thường vì mãi cho đến sau tháng 10 năm 1989, khi bức tường
ngăn cách Đông Tây sụp đồ, việc qua lại mới dễ dàng như bây giờ.
Tây Bá Linh nằm lõm giữa lãnh thổ Cộng hoà Dân chủ Đức (Deutsche Demokratie
Republik, DDR). Muốn đi vô Tây Bá Linh phải qua biên giới chia cắt Đông và Tây Đức,
chạy theo một xa lộ hành lang nằm trong phần đất Đông Đức, gọi là Xa lộ Transit nối
Tây Đức với Tây Bá Linh.
Lúc đó chưa có Navigation, GDP, Google Map… Lái xe đi xa chỗ lạ phải dùng bản đồ,
tốt hơn nữa nên kèm theo cái la bàn để định hướng.
Phần đông người đi xe hơi là hội viên ADAC (Allgemeiner Deutsches Automobil Club).
Đóng tiền hội phí chừng 50 (Đức mã)/năm để được hưởng nhiều giúp đỡ. Cụ thể ADAC
sẽ kéo xe nếu bị hư giữa đường. Tôi khoái nhất là được ADAC hướng dẫn, cung cấp bản
đồ, chi tiết về sinh hoạt nơi muốn đi ở Đức và Âu châu.
Có hai nguồn thông tin cho chuyến đi Tây Bá Linh này: ADAC cho kiến thức và
từ một ông Tôn Thất, người đang ở Tây Bá Linh, cho kinh nghiệm.
Ông Tôn Thất này thua tôi vài tuổi, nhưng chuyện đời, học ở ông hoài không hết.
Ở Tây Đức thời đó, người Huế đã ít, Tôn Thất lại càng hiếm. Ông Tôn Thất hay từ Tây
Berlin về Hannover đi chùa Việt Nam, ngôi chùa đầu tiên của người Việt tỵ nạn trên
290