Page 337 - Xuan Giap Thin 2024 FINAL 2
P. 337
Trở lại Bảo Lộc
Đông Anh
Tôi nhận chức vụ Quận Trưởng Bảo Lộc vào cuối tháng 8/68. Chiến trường vẫn còn
đang sôi động khắp nơi. Từ năm 65 chiến tranh cũng lan rộng đến miền cao nguyên nhỏ
bé này. Một xã có tên rất thanh bình sung sướng lại chịu nhiều bất hạnh, xã An Lạc. Xã
này nằm về phía đông quận lỵ, bên kia cầu Đại Nga, ngoài vòng đai an ninh nên phải
chịu một cổ hai tròng, ngày Quốc Gia đêm Việt Cộng. Tuy ít dân nhưng đất rộng vì tập
trung các đồn điền trà, Tây có, Ta có và Tàu cũng có. Đồn điền Tứ Quý nằm xa quốc lộ
nên bỏ hoang là nơi Việt Cộng thường xuyên sinh hoạt. Xã An Lạc bị càn đi quét lại nhiều
lần nên rất tiêu điều. Ông xã trưởng tên Nghiệp, người đã dính liền với xã từ khi hưng
thịnh đến lúc suy vong. Ông luôn luôn ở tại quận lỵ, mỗi ngày tới xã vài giờ. Xã mất an
ninh thường cũng ít việc làm về hành chánh!
Đầu năm 1973 hiệp định Paris đã được ký kết giữa các phe nhóm họp nhàm kết thúc
cuộc chiến dai dẳng bất phân thắng bại tại Việt Nam. Cuộc chiến từ năm 1945 với kết
quả phân chia non nước làm đôi vào năm 1954. Thời gian hai con số 4 và 5 thay bậc đổi
ngôi đã khiến cho biết bao người lìa bỏ cõi đời, bao xác thân nằm xuống, bao linh hồn
vất vưởng và bao cánh sao băng cuối trời. Đêm 27 tháng 1 là đêm cuối cùng của cuộc
chiến. Không giờ ngày 28 là ngày Hiệp Định đình chiến Paris có hiệu lực. Từ 8 giờ tối
Việt Cộng đã tập trung tại Đồi Tiêu và đồn điền Lê Văn Phước. Mười giờ tối, chúng tập
họp dân ra quốc lộ, treo cờ và khẩu hiệu mừng hoà bình. Đồn nghĩa quân tại An Lạc báo
cáo về chi khu Bảo Lộc lúc 11 giờ rằng có nhiều tiếng động lạ trên quốc lộ 20 phía trụ sở
xã. Mọi người đều cảnh giác Việt Cộng sẽ mở chiến dịch dành dân lấn đất trước giờ hưu
337