Page 230 - Di san van hoa An Duong
P. 230
gồm 6 bộ vì, vì 5 hàng chân
cột, có hệ thống cột hiên, trên
cột hiên được đắp nổi hình
rồng uốn lượn trong mây
trong tư thế bay lên. Các bộ vì
kết cấu, vì nách thuận chồng
3 con, vì nóc thuận chồng 2
con và tạo thành giá chiêng.
Trên các cấu kiện của bộ vì
đều được đắp trang trí hoa
văn theo thức truyền thống lá
guột, hoa sen cách điệu. Tòa
hậu điện cấu trúc gồm 4 bộ vì,
vì hai hàng chân cột, hệ thống
cột quân không có, cấu kiện
xà gác trên tường bao che của
chùa. Kết cấu các bộ vì của
tòa hậu điện tương tự như bộ
vì tòa tiền điện.
Trải qua thăng trầm lịch
Bia đá niên đại năm 1700
sử và binh lửa chiến tranh,
chùa Kiều Hạ còn gìn giữ được nhiều cổ vật có giá trị về lịch sử văn hóa và mỹ
thuật. Xin giới thiệu một số cổ vật tiêu biểu như sau:
- Tấm bia đá: “Trùng tu Linh Quang tự” (重修靈光寺),bia đặt trên lưng rùa
đá, trên diềm bia, trán bia đều chạm khắc hoa văn trang trí rất đẹp. Bia dựng niên
hiệu Chính Hòa, đời vua Lê Hy Tông thứ 21 (1700). Soạn văn bia là vị chức sắc của
làng có tên là Phạm Minh, tên chữ là Huyền An.
- Chuông đồng: Chuông cao 110 cm, đường kính miệng 63 cm, bia đúc niên
hiệu Gia Long thứ 13 (1814).
- Tượng Phật: tổng số 15 pho tượng gồm: Tam thế 3 pho, A Di Đà tam tôn 3
pho, Hoa nghiêm tam thánh 3 pho, Ngọc Hoàng, Nam Tào, Bắc Đẩu 3 pho, tượng
Đức Ông, tượng Mẫu, tượng Khuyến thiện, Trừng ác, Thích Ca sơ sinh. Hệ thống
tượng của chùa có niên đại trải dài từ thế kỷ XVII đến đầu thế kỷ XX. Hệ thống
DI SẢN VĂN HÓA TIÊU BIỂU HUYỆN AN DƯƠNG 230