Page 235 - Di san van hoa An Duong
P. 235
Toà tiền tế có kiến trúc kiểu tường hồi bít đốc, mái lợp ngói ta. Hệ khung
chịu lực gồm các bộ vì tạo không gian 5 gian. Kết cấu vì nóc mái theo kiểu thức
“chồng rường giá chiêng”, vì nách kiểu thức “chồng rường trụ trốn”. Trang trí trên
các cấu kiện kiến trúc được đắp vẽ đề tài lá lật, trụ đấu cánh sen theo lối cổ truyền.
Toà hậu cung được thiết kế các bộ vì và trang trí hoa văn trên các cấu kiện kiến
trúc tương đồng với toà tiền tế tạo thành một chỉnh thể thống nhất, đồng bộ.
CHÙA Kiều TRuNG
Chùa Kiều Trung có tên chữ là Quang Đàm (光曇), theo Hán tự có nghĩa là
Kinh Phật tỏa sáng chiếu tại nơi đây. Chùa Kiều Trung có bố cục mặt bằng kiểu
chữ đinh truyền thống, gồm có toà tiền điện 5 gian và toà thượng điện 2 gian.
Toà tiền điện được làm theo thức tường hồi bít đốc, mái lợp ngói ta hai lớp,
hệ khung chịu lực được làm hoàn toàn từ gỗ tốt. Kết cấu khung chịu lực toà công
trình có các vì nóc, vì nách. Vì nóc được liên kết kiểu thức “chồng rường giá
chiêng”, vì nách kiểu thức “cốn chồng rường”, tuy nhiên các con rường được tạo
thức bản dẹt. Trang trí trên các cấu kiện kiến trúc đa dạng, sinh động với các đề
tài lá lật, đấu sen, tứ linh, hoa văn triện lá giắt.
Chùa Kiều Trung
235 DI SẢN VĂN HÓA TIÊU BIỂU HUYỆN AN DƯƠNG