Page 236 - Di san van hoa An Duong
P. 236

Toà thượng điện được thiết kế hệ khung chịu lực và hoa văn trang trí trên
              các  cấu  kiện  theo  truyền  thống  chùa  Việt.  Điểm  nhấn  quan  trọng  trong  toà
              thượng  điện  là  hệ  thống  tượng  Phật,  tượng  pháp  được  bài  trí  trang  nghiêm,
              thành kính.

                   Trải thời gian lịch sử, đình, chùa Kiều Trung còn bảo tồn, lưu giữ được nhiều

              di vật, cổ vật có giá trị như:
                   - Ba pho tượng Thành hoàng làng: tạc bằng gỗ quý, tượng tạc theo phong cách

              tượng tròn, kích thước tương đương người thực. Tượng được tạc trong thế ngự trên
              ngai rồng. Đầu đội mũ cánh chuồn, trang trí hoa văn lưỡng long chầu nguyệt, hoa

              cúc. Thần tượng mặt vuông chữ điền, nét mặt nghiêm nghị, tượng được gắn râu;
              mình mặc phẩm phục phủ kín thân, chỉ để lộ bàn tay và chân đi hia, phẩm phục có
              đầy đủ cân đai, ngực chạm biểu tượng hổ phù, bối tử chạm long mã, trên áo chạm
              đề tài rồng mây. Ba pho tượng có niên đại thời Nguyễn (thế kỷ XIX).

                   - Ba bộ bài vị ba vị Thành hoàng làng: Cả ba bài vị được tạo tác với hình thức

              giống nhau. Hoa văn trang trí chủ yếu là biểu tượng mặt trời, rồng... Phần lòng bài
              vị ghi duệ hiệu ba vị Thành hoàng làng. Bài vị có niên đại thời Nguyễn (thế kỷ XIX).

                   - Mười đạo sắc phong:

                   (1) Sắc niên hiệu Tự Đức thứ 6 (1853): Sắc cho thần Nam Hải nguyên tặng
              mỹ tự “Nguy tuấn huyền thông, Tĩnh an quảng lợi Trung đẳng thần”. Ngài đã giúp
              nước, che chở nhân dân, sự linh ứng tỏ rõ. Nay, Trẫm nối thừa mệnh lớn, nhớ

              công ơn to lớn của thần gia tặng thêm mỹ tự “Nguy tuấn huyền thông, Tĩnh an
              quảng lợi, uông nhuận Trung đẳng thần”. Đặc biệt chuẩn cho xã Điều Yêu Trung,
              huyện An Dương, tỉnh Hải Dương, theo trước phụng thờ. Thần hãy giúp đỡ, che

              chở cho dân của Trẫm.

                   Hãy tuân sắc!

                   Ngày 10 tháng 11 niên hiệu Tự Đức thứ 6 (1853)
                   (2) Sắc niên hiệu Tự Đức thứ 33 (1880): Sắc cho xã Điều Yêu Trung, huyện

              An Dương, tỉnh Hải Dương từng thờ ngài “Nguy tuấn huyền thông, Tĩnh an quang
              lợi, uông nhuận Nam Hải Trung đẳng thần”. Trải các tiết đều được cấp sắc cho
              phép thờ tự. Niên hiệu Tự Đức thứ 31, nhân lễ mừng thọ Trẫm 50 tuổi, Ta ban

              chiếu báu báo ân, lễ có đăng trật, phê chuẩn xã nhà tiếp tục phụng thờ thần. Cho
              ghi chép vào điển lễ quốc gia để phụng thờ dài lâu.



                                                  DI SẢN VĂN HÓA TIÊU BIỂU HUYỆN AN DƯƠNG    236
   231   232   233   234   235   236   237   238   239   240   241