Page 232 - Di san van hoa An Duong
P. 232
ĐÌNH, CHÙA KIỀU TRUNG, Xã HồNG THáI
ình, chùa Kiều Trung toạ lạc tại thôn Kiều Trung, xã Hồng Thái. Cụm
Đdi tích mang tên chính địa danh nơi cộng đồng đã sản sinh ra nó.
Đình, chùa Kiều Trung được xếp hạng di tích lịch sử của thành phố Hải Phòng
năm 2007.
Từ trung tâm thành phố Hải Phòng, du khách đi theo các ngả đường khác
nhau về thị trấn An Dương, hoặc về trung tâm quận Kiến An, sau đó đi vào đường
Tỉnh lộ 351, đến Ủy ban nhân dân xã Hồng Thái, nằm ven tỉnh lộ. Du khách tiếp
tục hỏi về di tích, sẽ được người dân chỉ dẫn tận tình về đình, chùa Kiều Trung.
Kiều Trung trước đây gọi là Điều Yêu Trung, xã thuộc huyện An Dương,
phủ Kinh Môn, tỉnh Hải Dương. Đến triều Minh Mạng (1820 - 1840), thành lập
cấp hành chính tổng, năm 1937, thành lập phủ Kiến Thụy. Năm 1889 thành lập
tỉnh Hải Phòng, năm 1902 đổi thành tỉnh Phù Liễn, năm 1906, đổi thành tỉnh
Kiến An. Điều Yêu Trung được gọi là Kiều Yêu Trung và sau đó được gọi ngắn
gọn thành Kiều Trung.
Kiều Trung (嬌中), theo Hán tự có nghĩa quê hương tươi đẹp và ở trung tâm.
Kiều Trung hiện nay là một trong 7 thôn của xã Hồng Thái: Đào Yêu, Xích Thổ, Hy
Tái, Kiều Đồng, Kiều Trung, Tiên Sa và Hòa Bình (thôn mới hình thành năm 2021).
Làng Kiều Trung trước đây có 1 đình, 1 chùa, 1 miếu và 1 văn chỉ, văn chỉ
hiện nay không còn.
Con người có mặt khai hoang, lập ấp ở nơi đây từ thời Hùng Duệ Vương,
vì địa phương cũng như các làng bên: Kiều Hạ, Nhu Kiều, Nhu Thượng, Tri
Yếu... đều thờ những nhân vật lịch sử thời vua Hùng Vương thứ 18 như: Cao
Sơn, Quý Minh, Hoàng Triều, Hoàng Bá, Chàng Rồng... Tuy nhiên do thăng
trầm của lịch sử, cư dân đến rồi đi và phải đến thời Trần thế kỷ XIII, nơi đây dân
cư mới ổn định.
Người dân Kiều Trung xa xưa chủ yếu sống bằng nghề canh nông và đánh
bắt thủy sản trên những kênh rạch, đầm hồ lớn. Thuở ban đầu đến mở địa có một
số dòng họ Nguyễn, họ Trần... Nhưng do loạn lạc, binh lửa chiến tranh, các dòng
họ đều không rõ phát tích từ đâu tới và tổng hợp đến nay đã bao nhiêu đời.
DI SẢN VĂN HÓA TIÊU BIỂU HUYỆN AN DƯƠNG 232