Page 290 - Di san van hoa An Duong
P. 290

hoa sen cách điệu. Các thuận tạo dáng vỏ măng, chân cột được kê trên chân
              tảng tạo dáng quả bồng lớn. Các bộ vì được liên kết với nhau bằng hệ thống xà
              đai, tạo dáng vỏ măng. Tòa đại bái hệ thống cửa chính gồm ba gian, đóng theo
              thức  cổ,  cửa  thùng  khung  khách.  Bờ  nóc  mái  đắp  trang  trí  lưỡng  long  chầu

              nguyệt, hai đầu bờ nóc đắp kìm ngậm bờ nóc, đuôi kìm cong thành những hình
              tròn, biểu tượng vân cụm, ước vọng mưa thuận gió hòa của cư dân nông nghiệp.
              Khúc nguỷnh đắp con sô, các đầu đao đắp tổ hợp rồng chầu, phượng múa. Bậc

              thềm của tòa tiền tế được bó vỉa bằng những tảng đá xanh có kích thước lớn,
              dấu tích vật chất của ngôi đình cổ để lại. Từ tòa đại bái đi vào trong qua một
              khoảng sân nhỏ, dân gian gọi là thiên tỉnh (giếng trời) mới đến tòa hậu cung.

              Tòa hậu cung, khung chịu lực cấu tạo hai bộ vì, vì hai hàng chân cột, cấu trúc vì
              đơn giản theo kiểu vì quá giang. Hậu cung cũng là cung cấm có ba gian cửa, một
              cửa lớn ở giữa và hai cửa nhỏ hai bên. Trên vì nóc cửa giữa tòa hậu cung trang

              trí lưỡng long chầu nguyêt. Trong cung cấm có long khám, trong long khám có
              thần tượng của Ngài Phạm Luận, ngồi trong long ngai. Trong cung cấm hai bên
              tả, hữu, là hai ban thờ Thánh Vương phụ, Thánh Vương mẫu (bố, mẹ Thành

              hoàng), thần tượng các Ngài được tạo tác gần đây.
                   Trải qua thời gian và bị giặc Pháp đốt phá, đình chỉ còn lại số cổ vật như sau:

                   - Voi đá: Một đôi, được tạo tác bằng đá xanh liền khối với bệ. Voi đá tạc rõ

              tai, mắt, mũi, ngà, vòi. Đuôi voi vắt lên về phía sau, ngà voi dài cong ôm phần
              vòi phía trước. Voi tạc trong tư thế nằm phủ phục chầu thánh. Qua các nét hoa
              văn tạo tác, xác định, voi được tạo tác vào thế kỷ XVIII.

                   - Bia đá: Bằng đá xanh, kiểu bia dẹt, khắc bốn mặt, trán bia tạo hình bán
              nguyệt, diềm bia giật hai cấp không trang trí. Trên trán bia khắc nổi chữ Hán:

              “Kiều bia ký”, nội dung ghi những người công đức tiền làm cây cầu đá của làng.
              Bia dựng niên hiệu Tự Đức thứ 12 (1859).

                   Trước năm 1945, dân làng Vụ Nông tổ chức lễ hội vào trung tuần tháng 3
              âm lịch, từ ngày 1 đến ngày 16. Nhân dân cả tổng Vụ Nông tổ chức rước các vị
              Thành  hoàng  tại  năm  đình  về  đình  Nước  để  mở  hội.  Phẩm  lễ  rước  theo  các

              thánh có bánh dầy, xôi, lễ tam sinh. Lợn Ông Bồ của các giáp nuôi đến hội được
              rước ra đình và được làng tổ chức chấm điểm. Trong lễ hội còn có trò chơi dân

              gian như: đấu vật, đu tiên, chọi gà, đi cầu thùm, hát ca trù, hát chèo sân đình...
              Ngày nay, nhân dân đang từng bước khôi phục, kế thừa, phát huy những nét



                                                  DI SẢN VĂN HÓA TIÊU BIỂU HUYỆN AN DƯƠNG    290
   285   286   287   288   289   290   291   292   293   294   295