Page 292 - Di san van hoa An Duong
P. 292
ĐỀN PHẠM THƯợNG QUẬN
Xã AN HƯNG
ền thờ Phạm Thượng Quận thuộc làng Khinh Dao, xã An Hưng. Xã An
ĐHưng hiện nay có 9 thôn: An Phong, Đồng Hải, Hạ, Bắc, Đoài, Nam
Bình, Nam Hòa, Thượng và Thắng Lợi. Đền thờ Phạm Thượng Quận được gọi như
vậy là bởi đền thờ vị thần họ Phạm, tức Ngài Phạm Đình Trọng, giữ chức Thượng
thư Bộ Binh, tước Quận Công của triều đình.
Từ trung tâm thành phố theo các tuyến đường khác nhau, du khách đi về
hướng Hà Nội qua cầu Quán Toan khoảng 1 km, bên phải đường có biển chỉ dẫn
vào điểm giao dịch xã An Hưng, đi tiếp khoảng 1km đến trụ sở Ủy ban nhân dân
xã An Hưng. Từ đây hỏi thăm về di tích, du khách sẽ được người dân địa phương
chỉ dẫn tận tình đến nơi.
Đền Phạm Thượng Quận nằm gần với đình Khinh Dao, di tích kiến trúc
nghệ thuật Quốc gia và cũng gần với chùa Cả, tên chữ Chiêu Tường (昭祥), một
cổ tự có từ thời Hậu Lý của địa phương.
Khinh Dao (輕徭), theo nghĩa Hán tự là làng được giảm nhẹ việc đóng góp
tô thuế, phu dịch với nhà nước. Để tránh nghĩa đen của từ khinh trong tiếng Việt,
nên nhân dân thường gọi là Kinh Dao.
Xưa Khinh Dao là xã thuộc huyện Giáp Sơn, phủ Kinh Môn, tỉnh Hải Dương.
Địa danh Khinh Dao có muộn nhất vào thời Trần, thế kỷ XIII, vì trong văn bia
“Trùng tu Chiêu Tường bi”, dựng niên hiệu Chính Hòa 20 (1699), đã ghi người dân
xã Khinh Dao công đức trùng tu chùa. Trong chùa Chiêu Tường có nhiều tượng
bằng đá có niên đại triều Mạc, thế kỷ XVI. Đầu thế kỷ XIX, triều Nguyễn hình
thành cấp tổng, Khinh Dao thuộc tổng Vụ Nông, huyện Giáp Sơn. Niên hiệu Minh
Mạng thứ 18 (1837), thành lập phủ Kiến Thụy, đến năm 1889, thành lập tỉnh Hải
Phòng, năm 1902 đổi là Phù Liễn, năm 1906 đổi thành tỉnh Kiến An. Niên hiệu
Duy Tân (1907-1916), Khinh Dao thuộc tổng Vụ Nông, huyện An Dương, phủ Kiến
Thụy, tỉnh Kiến An, địa danh trên sử dụng đến Cách mạng tháng 8 năm 1945. Sau
ngày đất nước độc lập, mồng 2 tháng 9 năm 1945, xã Khinh Dao được thành lập
theo chế độ dân chủ mới. Năm 1950, xã Khinh Dao sáp nhập với xã Công Trứ
DI SẢN VĂN HÓA TIÊU BIỂU HUYỆN AN DƯƠNG 292