Page 297 - Di san van hoa An Duong
P. 297
dân chúng kính trọng mến mộ, có những nơi làm sinh từ (đền thờ khi ông còn
sống). Ở chùa Dền, xã Kỳ Châu, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh có lập bia năm 1752
để thờ khi ông còn sống. Sau ông bị Việp Quận Công Hoàng Ngũ Phúc ghen tài, đố
kỵ, xúc xiểm với Chúa Trịnh. Chúa Trịnh thấy ông là người tài cao, có uy vọng lớn,
nên cũng nghi kỵ, e ngại. Chúa Trịnh, nhân dịp cuối năm đã sai người gửi tặng ông
dải lụa bạch và bình rượu có thuốc độc. Bộ tướng của ông nhiều người phẫn uất,
Đội trưởng đội Thanh Kỳ đã khuyên ông bỏ Trịnh theo Nguyễn, nhưng ông là danh
thần, trung quân, ông đã uống rượu của Chúa Trịnh. Ông mất vào ngày Nguyên
đán năm Canh Tuất. Vua Cảnh Hưng và Chúa Trịnh cho quan về quê tế, có bài văn
điếu khá thống thiết, lại gia phong hàm Thái phó, ban cho làm Phúc thần làng
Khinh Dao. Sau này các làng Trung Thanh Lang, An Lão, làng Lâm Động, Thủy
Nguyên cũng thờ ông làm Thành hoàng. Ngoài ra, còn có 2 làng là Nội Trì và Yên
Lã thuộc phường Tân Hồng, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh cũng có đền thờ Ngài.
Phạm Đình Trọng sinh thời có công bảo vệ di sản văn hóa, ông thẳng tay trị tội một
số kẻ phá hoại văn miếu phủ Kinh Môn và đốc xuất khôi phục miếu này, ông còn
dựng bia văn miếu huyện Giáp Sơn. Con của ông là Phạm Đình Nghi, có công,
được thăng chức Trấn thủ Hải Dương, tước Đông Ngạn Hầu.
Đền Phạm Thượng Quận được khởi dựng vào nửa cuối thế kỷ XVIII, tức là
sau khi Phạm Đình Trọng mất và được triều đình sắc phong làm Phúc thần. Đền
nằm trên gò đất khá cao, nhưng bằng phẳng, có thế phong thủy đẹp của làng
Khinh Dao. Theo các vị cao niên làng Khinh Dao kể lại, ngôi đền thuở ban đầu
kiến trúc mặt bằng kiểu tiền nhất hậu đinh, tòa hậu cung được làm theo thức
chồng diêm nóc các trang trí đắp vẽ rất đặc sắc. Đền nhìn về hướng Tây, hướng
vọng về ngôi chùa cổ Chiêu Tường, nơi ấy có nghĩa trang nhân dân, có lăng mộ
của Ngài Phạm Đình Trọng. Sau một thời gian dài do thăng trầm của lịch sử và
binh lửa chiến tranh, ngôi đền bị xuống cấp nghiêm trọng, nhưng sau đó được
khôi phục tôn tạo lại khang trang, bền vững như ngày nay.
Từ đường trục của thôn, con đường nhựa rộng rãi khá đẹp, bắt gặp nghi
môn đền Phạm Thượng Quận, qua nghinh môn có đường đi rộng trên đường
thần đạo, hai bên là cây xanh tỏa bóng mát cho khách hành hương. Trước đền
là sân lát gạch đỏ bằng phẳng, từ sân lên đền qua những bậc cấp. Đền có mặt
bằng kiến trúc chữ nhị ba gian tiền bái, 1 gian hậu cung và làm theo thức chồng
diêm nóc các, mái đao cong, lợp ngói mũi. Trên mái được trang trí đắp, vẽ các
297 DI SẢN VĂN HÓA TIÊU BIỂU HUYỆN AN DƯƠNG