Page 298 - Di san van hoa An Duong
P. 298
đề tài truyền thống như: đỉnh giữa bờ nóc đắp lưỡng long chầu nguyệt, các góc
đao đắp tổ hợp rồng chầu, phượng vũ... Toàn bộ đền làm bằng bê tông cốt sắt,
kết cấu từng tòa nhà ghép các cấu kiện kiến trúc và đổ bê tông thành một khối.
Cách thi công này bảo đảm cho kiến trúc của ngôi đền có độ bền chặt, vững
chắc. Tòa tiền bái kiểu một gian hai dĩ, bộ khung chịu lực gồm hai bộ vì, vì hai
hàng chân cột, cột quân được thay bằng tường bao che của đền. Phần cổ diêm
của các bộ vì bưng kín và tạo vỉ ruồi đỡ mái, trên phần vỉ ruồi vẽ tranh mầu đề
tài rồng, mây hội hợp. Vì nách thuận chồng ba con, trên xà nách và thuận đắp
nổi hoa văn lá lật, đấu kê vuông thót đáy, đắp nổi hoa văn hoa sen cách điệu.
Cửa tòa tiền bái cấu tạo 1 gian, đóng theo kiểu cửa cổ, cửa thùng khung khách.
Hậu cung cấu tạo hai bộ vì, vì bốn hàng chân cột, kết cấu vì tương tự như bộ vì
tòa tiền bái. Tòa hậu cung có cửa chính và hai cửa nách, cửa làm kiểu cửa thùng
khung khách, cửa nách có một cánh rộng. Đi vào hậu cung đền chủ yếu qua hệ
thống cửa nách.
Đền Phạm Thượng Quận trải qua thời gian, nhưng vẫn còn bảo tồn được
khá nhiều cổ vật có giá trị về lịch sử, mỹ thuật như thần tượng bằng gỗ quý có
niên đại thế kỷ XIX, long khám, ngai thờ mỗi loại 3 chiếc làm bằng chất liệu gỗ
tốt có niên đại thế kỷ XIX. Nhang án bằng gỗ tốt, có niên đại đầu thế kỷ XX. Bộ
voi đá chầu trước cửa đền có niên đại thế kỷ XVIII. Ngày nay, đền sau khi được
tôn tạo đã được người dân cung tiến khá nhiều đồ thờ tự tế khí như: cửa võng,
câu đối, đại tự...
Đền Phạm Thượng Quận còn gìn giữ được hai tấm bia đá:
Bia 1: Bia “Hậu thần bia ký”, bia ghi về hậu thần. Bia dựng niên hiệu Minh
Mạng thứ 18 (1837), nội dung khắc ghi giáp Nam của xã Khinh Dao, huyện Giáp
Sơn, phủ Kinh Môn, bầu bà Phạm Thị Thư, hiệu Diệu Ngọc là hậu thần. Bà là á
thất (vợ thứ) của Ngài Phạm Chân Định, quan Hiệp trấn các xứ Hải Dương, tước
Thọ Như Hầu. Bà là người trong giáp công đức cho đền 30 quan tiền cổ để mua
sắm đồ tế khí, thờ tự, bà còn công đức cho giáp 1 mẫu ruộng để phục vụ việc
thờ phụng cho đền. Trong bia cũng quy định việc cúng biếu hậu thần khi còn
sống và kỵ giỗ khi mất.
Bia 2: Bia “Hạ thôn hiệp bảo”, (下村叶保), nghĩa là thôn Hạ đồng thuận
bầu hậu thần. Bia dựng niên hiệu Cảnh Hưng thứ 40 (1779). Nội dung bia tôn
vinh ca ngợi bà á thất (vợ thứ), phu nhân của Ngài Phạm Đình Trọng. Bà là bậc
DI SẢN VĂN HÓA TIÊU BIỂU HUYỆN AN DƯƠNG 298