Page 303 - Di san van hoa An Duong
P. 303
Từ trục đường thôn Thuần
Tỵ có hai lối vào đền Vua Bà,
một lối theo đường bờ mương
tưới tiêu của xã, lối vào thứ hai đi
vào đường trước đình An Hồng
Phúc. Trước khi vào đền đều qua
nghinh môn xây theo kiểu cột
đồng trụ, gồm hai trụ biểu tạo ra
chính môn ở giữa. Hai trụ biểu
thể hiện cho âm, dương, trời và
đất, tả môn, hữu môn có mái
che. Nghinh môn được tạo tác,
trang trí đắp hoa văn, họa tiết
mềm mại, sắc nét theo các đề tài
truyền thống như: tứ linh, tứ
quý, hoa lá thiêng. Nghinh môn
tạo cho du khách những ấn
tượng ban đầu khi đến một nơi
thờ tự linh thiêng.
Bài trí thờ tự Trước đền Vua Bà là sân
gạch có diện tích vừa phải. Phía
ngoài sân là bức bình phong (tắc môn) bằng đá được dựng trên trục đường thần
đạo để che chắn những uế tạp của phàm trần thổi vào nơi thánh ngự. Bức bình
phong tạo dáng hình cuốn thư, trên bình phong chạm nổi rồng mây, hoa, lá
thiêng. Phía sau tắc môn là đường vào di tích. Hồ nước nhỏ nằm trên đường thần
đạo, tạo thế phong thủy tích phúc và làm không khí mát mẻ sinh động cho cảnh
quan đền Vua Bà.
Đền Vua Bà là công trình kiến trúc vừa phải mới được tôn tạo gần đây, ngôi
đền nằm dưới tán của những cây dung thụ đang ở thế vươn rộng tỏa ra xung
quanh và vươn lên trời xanh. Đền Vua Bà có mặt bằng kiến trúc chữ Đinh, gồm ba
gian tiền bái và một gian hậu cung cũng là cung cấm. Ngôi đền nhìn về hướng
Đông Nam, trước đền là cánh đồng lúa bát ngát, mông mênh, xa xa là dòng sông
Cấm lịch sử với dòng nước bạc chảy ra nơi biển Đông. Nhịp sóng vỗ của sông Cấm
303 DI SẢN VĂN HÓA TIÊU BIỂU HUYỆN AN DƯƠNG