Page 307 - Di san van hoa An Duong
P. 307

đường cái lớn (ngày nay là Tỉnh lộ 351), rẽ vào làng Kiều Đông, từ xa xưa người
             dân cũng gọi là Quán Hầu (tước Hầu là tước lớn trong 5 tước: Công, Hầu, Bá, Tử,
             Nam vua đặc ân ban cho những vị đại thần có công lớn với Quốc gia và có mối
             quan hệ thân cận với nhà vua).


                   Kiều Đông xa xưa là xã Điều Yêu Đông, thuộc huyện An Dương, phủ Kinh
             Môn, tỉnh Hải Dương. Niên hiệu Minh Mạng (1820-1840), thành lập cấp hành
             chính tổng, năm 1837, thành lập phủ Kiến Thụy. Xã Điều Yêu Đông thuộc tổng

             Điều Yêu, huyện An Dương, phủ Kiến Thụy. Năm 1901, các xã có tên Điều đều đổi
             thành Kiều, Điều Yêu Đông thành Kiều Yêu Đông. Năm 1889, thành lập tỉnh Hải
             Phòng, 1902 đổi thành tỉnh Phù Liễn, năm 1906, đổi thành tỉnh Kiến An. Kiều Yêu

             Đông thuộc tổng Kiều Yêu, huyện An Dương, phủ Kiến Thụy, tỉnh Kiến An. Đến
             đầu thế kỷ XX người dân cũng như trong văn bản hành chính, có thể do ngại dùng
             chữ “yêu” vì sợ suy diễn sang nghĩa đen xấu, nên gọi và ghi ngắn gọn là Kiều Đông

             (khu vực địa phương này địa danh đều có hiện tượng như trên, như: Kiều Yêu
             Thượng thành Kiều Thượng, Kiều Yêu Hạ thành Kiều Hạ... ). Theo các bản sắc

             phong của làng Kiều Yêu Đông được các vị chức dịch làng xã ghi chép báo cáo về
             trên, trong đó bản sắc phong niên hiệu Khải Định thứ 2 (1917) vẫn viết tên xã là
             Kiều Yêu Đông, nhưng đến bản sắc phong niên hiệu Khải Định thứ 9 (1924), ghi

             địa danh xã là Kiều Đông. Như vậy tên địa danh gọi xã từ Kiều Yêu Đông thành xã
             Kiều Đông, có từ cuối niên hiệu Khải Định (khoảng từ 1918 - 1924). Sau Cách

             mạng tháng 8 năm 1945, thành lập xã Hồng Thái, Kiều Đông trở thành một thôn
             của xã Hồng Thái, huyện An Dương, thành phố Hải Phòng.

                   Kiều Yêu Đông (喬夭東), theo Hán tự có nghĩa là vùng đất cao, đẹp ở phía
             Đông. Kiều Yêu (喬東), theo Hán tự có nghĩa là vùng đất cao ở phía Đông.

                   Vùng đất Kiều Đông, có con người đến sinh cơ lập nghiệp từ thời Lý, thế kỷ

             XI - XII, bởi thời Trần, trang Kiều Đông đã phát triển đông đúc, trù phú, nên mới
             sinh ra tướng quân Hoàng Công Thản, sau này làm Thành hoàng của làng.

                   Xã Kiều Đông trước năm 1945 có 1 đình, 1 chùa, chùa có tên chữ “Đông

             Quang” (東光) và 1 miếu, miếu thờ Thành hoàng Hoàng Công Thản. Đình Kiều
             Đông đã bị hủy hoại trong thời gian trước đây. Năm 2008, nhân dân làng Kiều

             Đông dựng ngôi đền nằm cùng với khuôn viên miếu và lăng mộ của Ngài Hoàng
             Công Thản để phụng thờ ông.



              307   DI SẢN VĂN HÓA TIÊU BIỂU HUYỆN AN DƯƠNG
   302   303   304   305   306   307   308   309   310   311   312