Page 305 - Di san van hoa An Duong
P. 305

chân buông thẳng tự nhiên, chân đi hài thêu. Tay trái đặt trên gối trái, tay phải
             cầm quạt. Vua Bà đội mũ ngọc, phía trán mũ có vành kiện chạm thủng hoa văn
             hoa, lá thiêng. Vua Bà có khuôn mặt trái xoan, lông mày lá liễu, mắt nhìn thẳng,
             tai đeo khuyên ngọc chảy dài trên bờ vai. Toàn bộ dung nhan của Vua Bà thể hiện

             nét đoan trang, nhân hậu, thánh thiện. Thần tượng được sơn son, thếp bạc, phủ
             hoàn kim sáng rạng.

                   - Đại tự bằng gỗ quý, diềm đại tự tạo dáng vỏ măng, trên diềm chạm nổi hoa
             văn hoa dây đề tài tứ quý. Nền đại tự chạm hoa gấm, điểm xuyết có các mảng vân
             tản. Trên đại tự chạm nổi bốn chữ Hán lớn: “Quốc mẫu linh từ” (國母靈祠), nghĩa là

             ngôi đền thờ vị thánh bà, được tôn vinh là mẹ của người dân trong nước.

                   Xưa kia, trước Cách mạng tháng 8 năm 1945, lệ làng hằng năm vào dịp 17
             tháng 3, ngày 28 tháng Chạp, dân làng tổ chức tế lễ tại đền. Đoàn tế nam quan của
             làng gồm các quan tế viên phải là trai tân hành tế, Mạnh bái là Tiên chỉ. Dân làng

             sắm lễ chung từ lợi tức của ruộng công thờ cúng Thành hoàng. Lễ tổ chức trong
             một ngày, ngoài tế lễ dâng hương còn có trò chơi thi đấu như: đu tiên, đấu vật, tổ
             tôm điếm, đánh cờ người, hát đúm, hát chèo cổ, có năm tổ chức rước thánh đi

             quanh làng rất đông và trang nghiêm.
                   Hiện nay, dân làng tổ chức tế lễ dâng hương thánh mẫu vào dịp 17 tháng

             3. Buổi tối có giao lưu văn nghệ trong nội bộ địa phương. Do cùng trong khuôn
             viên với đình An Hồng Phúc, nên các dịp hội lễ lớn tại đình, đền, hai di tích đều
             mở cửa để mọi người dâng hương kính lễ Vua Bà và các vị Thành hoàng. Khu

             vực sân đền cũng là nơi để nhân dân tham gia hội lễ chung.
                   Đền Vua Bà là công trình tuy mới được xây dựng, nhưng vẫn mang được

             phong cách kiến trúc truyền thống. Ngôi đền là chứng tích khẳng định sự hình
             thành phát triển của địa phương đã trải qua hàng ngàn năm lịch sử. Công trình
             như một tượng đài tưởng niệm, tri ân tới vị thánh mẫu, Vua Bà đã có công với dân,

             với nước. Đền Vua Bà địa điểm gợi mở cho du khách tham quan chiêm bái những
             giá trị văn hóa tâm linh, tín ngưỡng dân gian của người Việt, luôn ca ngợi, tôn vinh
             những phẩm chất cao đẹp của người phụ nữ Việt Nam.













              305   DI SẢN VĂN HÓA TIÊU BIỂU HUYỆN AN DƯƠNG
   300   301   302   303   304   305   306   307   308   309   310