Page 310 - Di san van hoa An Duong
P. 310

Theo bản khai thần sắc của địa phương, Ngài Hoàng Công Thản được 5 đạo
              sắc phong của một số vua triều Nguyễn ban phong cho xã Kiều Yêu Đông phụng
              thờ: Sắc phong của vua Tự Đức năm thứ 6 (1853), phong cho Ngài là “Bản cảnh
              Thành  hoàng,  Quảng  hậu,  Chính  trực,  Hựu  thiện,  Đôn  ngưng  chi  thần”.  Sắc

              phong vua Tự Đức năm thứ 33 (1880), phong cho Ngài là “Quảng hậu, Chính trực,
              Hựu thiện, Đôn ngưng, Bản cảnh Thành hoàng chi thần”. Sắc phong của vua
              Đồng Khánh năm thứ 2 (1887), phong cho Ngài thần hiệu như sắc của vua Tự Đức

              kể trên. Sắc phong của vua Duy Tân năm thứ 3 (1909), phong cho Ngài là “Quảng
              hậu, Chính trực, Hựu thiện, Đồn ngưng, Dực bảo, Trung hưng, Bản cảnh Thành
              hoàng  Hoàng  Công  Thản  chi  thần”.  Sắc  phong  của  vua  Khải  Định  năm  thứ  9

              (1924), ban cho Ngài là “Quảng hậu, Chính trực, Hựu thiện, Đôn ngưng, Dực bảo,
              Trung hưng, Bản cảnh Thành hoàng, Trần triều công thần, Hoàng Công Thản tôn
              thần... Gia tặng Tĩnh hậu, Trung đẳng thần”.

                   Vị Thành hoàng thứ 2 bà Hoàng Thị Châu, em gái của ông Hoàng Công
              Thản. Ngày sinh, ngày mất của Ngài không rõ. Thời vua Trần Nhân Tông, tổ

              chức lễ đại khánh quốc gia, có chiếu triệu hồi tất cả những phụ nữ tài sắc, có
              khả năng múa giỏi, hát hay trong thiên hạ vào kinh thành biểu diễn. Vào thời
              đó, bà Hoàng Thị Châu mới 18 tuổi, bà có nhan sắc lại múa rất đẹp, hát rất hay.

              Sau khi xem bà biểu diễn, nhà vua khen ngợi bà Châu và tuyển bà vào trong
              cung làm phi tần. Sau một thời gian, bà được phong làm Hậu phi của vua Trần
              Nhân  Tông.  Vua  Trần  Nhân  Tông  bỏ  ngai  vàng  lên  núi  Yên  Tử  tu  Phật,  bà

              Hoàng Thị Châu cùng nhiều cung tần trong cung vua đã tìm đến Yên Tử để
              theo hầu vua. Nhưng đến suối Hổ Khê (nay gọi là suối Giải Oan), thuộc dãy núi
              Yên Tử thì bị quân triều đình ngăn lại. Bà Châu cùng một số cung nữ đã nhảy

              xuống suối tự tận để giữ tấm lòng trinh tiết với nhà vua. Bởi vậy sau sự kiện đó
              người dân địa phương gọi suối Hổ Khê là suối Giải Oan, người dân đã dựng
              ngôi chùa Giải Oan để thờ Phật và thờ các vị cung nữ và bà Hậu phi. Được tin
              bà Hậu phi mất, người dân trang Kiều Đông đã dựng miếu phụng thờ tôn vinh

              bà làm Thành hoàng. Một số triều vua đã ban tặng sắc phong, gia tặng mỹ tự,
              thần hiệu cho bà. Sắc phong vua Khải Định năm thứ 2 (1917) ghi rõ: Sắc cho xã
              Kiều Yêu Đông, huyện An Dương, tỉnh Kiến An phụng thờ Hậu phi của vua

              Trần  Nhân  Tông  là  Hoàng  Thị  Châu.  Sắc  vua  Khải  Định  năm  thứ  9  (1924),
              phong cho Hậu phi triều Trần là Hoàng Thị Châu tôn thần; nâng phẩm trật, gia
              tặng cho bà là “Trang huy, Thượng đẳng thần”. Trong các bậc thánh mẫu, việc



                                                  DI SẢN VĂN HÓA TIÊU BIỂU HUYỆN AN DƯƠNG    310
   305   306   307   308   309   310   311   312   313   314   315