Page 309 - Di san van hoa An Duong
P. 309
mãn tang, ông về triều và
được vua phong làm “Nội thị
kiêm quản Thiên Trường
phủ”. Năm Ất Mão, ông Thản
được phong làm Thiếu úy,
Quán phục Hầu. Năm Quý
(*)
Mùi (1283) , có giặc Nguyên
Mông sang xâm lược nước ta,
ông được vua phong làm
Hành khiển mang quân đánh
giặc. Sau khi thắng giặc ông
Thản được phong chức Phó
Đô úy, vua chiếu cho dân Kiều
Đông được miễn trừ tô thuế,
phu dịch 5 năm liền. Năm
1287, giặc Nguyên Mông lại
sang xâm lược nước ta, vua cử
ngài cầm quân cùng Trần
Hưng Đạo đánh giặc ở Bạch
Đằng Giang. Quân giặc đại Khám và tượng thờ
bại, nhà vua phong cho ông Hoàng Công Thản là Uy Mẫn tổng, được làm Phụ
chính cho vua. Được một thời gian do công việc nhiều, nên ông bị bệnh, ông xin
về quê nhà dưỡng bệnh. Nhà vua ban cho ông tiền của, voi, ngựa, quân lính về
cùng ông, mua công điền cho ông và cứ vài tháng vua lại cử các quan trong triều
về thăm hỏi ông. Nhưng do bệnh nặng, ông đã mất vào ngày 20 tháng 11 và đã
hiển thần từ đó. Thần hiệu của Ngài là “Linh ứng Đại Vương”.
Đến thời vua Thái tổ Cao Hoàng Đế (vua Lê Lợi), mang quân qua làng Kiều
Đông, trời mưa to, gió lớn không thể đi được, vua cho đóng quân tại đây. Đêm vua
nằm ngủ mộng thấy Hoàng Công Thản hiện về xin âm phù cho ba quân. Sau đó
vua bình được giặc Minh. Nhớ đến công âm phù của Ngài, vua Lê Lợi đã sắc
phong, ban cho làng Kiều Đông một trăm lượng tiền, lệnh cho dân địa phương
rước sắc về xây dựng đền phụng thờ Ngài Hoàng Công Thản. Kể từ đó người dân
đến cầu Ngài tại đền thờ đều thấy linh ứng, sáng tỏ.
(*) Thần tích có thể ghi nhầm, theo chính sử là năm Ất Dậu (1285)
309 DI SẢN VĂN HÓA TIÊU BIỂU HUYỆN AN DƯƠNG