Page 308 - Di san van hoa An Duong
P. 308
Làng Kiều Đông trước kia sống chủ yếu bằng nghề canh nông, ngoài ra còn
đánh bắt thủy sản trên sông Lạch Tray và đầm, hồ lớn. Người dân Kiều Đông còn
có nghề thủ công làm tăm rũa, rũa làm bằng tre để gặt chiếu, giặt rửa các đồ dùng
bằng nhựa, bằng cói... trong gia đình. Để làm những sản phẩm trên, trước đây
người dân sử dụng nguồn vật liệu tre được trồng tại địa phương, như tre gai, tre
bờ... Sản phẩm của địa phương được tiêu thụ rộng rãi trong và ngoài địa phương.
Đến nay tại địa phương vẫn còn một số hộ theo nghề truyền thống xưa của làng,
tuy nhiên nguồn nguyên liệu ở địa phương không có như trước, nên phải mua từ
Thanh Hóa về.
Cũng như bao làng xã khác của huyện An Dương, làng Kiều Đông cũng có
nhiều đóng góp trong các cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc. Tổng kết trong
những cuộc chiến tranh bảo vệ nền độc lập nước nhà, làng Kiều Đông có 4 Bà mẹ
Việt Nam Anh hùng, 15 liệt sĩ, 14 thương binh. Hiện nay Bà mẹ Việt Nam Anh
hùng và liệt sĩ của làng Kiều Đông được thờ phối trong đền cùng với Thành hoàng
làng. Phát huy những truyền thống tốt đẹp của quê hương, ngày nay Kiều Đông
đã cán đích là đơn vị “Nông thôn mới” và đang phấn đấu trở thành địa phương
đạt danh hiệu “Nông thôn mới kiểu mẫu”.
Đình Kiều Đông thờ 2 vị Thành hoàng là hai anh em ruột, Hoàng Công Thản
và Hoàng Thị Châu. Theo thần tích, thần sắc được các vị chức dịch làng Kiều
Đông, tổng Kiều Yêu, huyện An Dương khai báo về trên năm 1938, thân thế sự
nghiệp của 2 vị Thành hoàng được tóm tắt như sau:
Vị Thành hoàng thứ nhất là Hoàng Công Thản, tên chữ là Chung Bằng. Thân
phụ của Ngài là Hoàng Công Dự, thân mẫu là Nguyễn Thị Đạm. Ông Hoàng Công
Dự vốn gốc quê ở Nghệ An ra vùng tỉnh Đông chữa bệnh và bán thuốc Nam.
Trang Kiều Đông lúc đó có lão gia họ Nguyễn bị bệnh nặng, ông Dự đã chữa khỏi
bệnh cho ông họ Nguyễn. Bởi vậy gia đình họ Nguyễn rất ơn huệ ông Dự và gả
con gái là bà Nguyễn Thị Đạm cho ông. Ông Thản sinh vào ngày 10 tháng 9, khi
tuổi nhỏ đã thông minh hơn người, năm 15 tuổi văn, võ kiêm toàn. Ông đến học
tại Tràng An và đã nổi tiếng là anh tài. Năm ông Thản 24 tuổi, ông được Trần
Quang Khải tiến cử với vua Trần, Trần Thánh Tông rất quý mến, phong làm Tri
Châu, năm sau được thăng Trung lang lệnh. Năm ông 28 tuổi, cha, mẹ đều qua
đời, ông xin về quê hương cư tang phụ, mẫu. Nhà vua ban tiền công cho ông về
làm hiếu lễ. Thời ấy ông đã bỏ tiền mua ruộng cho người dân quê hương. Sau khi
DI SẢN VĂN HÓA TIÊU BIỂU HUYỆN AN DƯƠNG 308