Page 311 - Di san van hoa An Duong
P. 311
vua ban phong phẩm trật cao nhất Thượng đẳng thần như Hậu phi Hoàng Thị
Châu là rất hy hữu.
Làng Kiều Đông có chuyện truyền ngôn về hai đạo sắc phong của vua Khải
Định ban cho bà Hậu phi như sau: Vào một đêm thượng tuần tháng 3 của năm
Đinh Tỵ (1917), vua Khải Định nằm mơ, vua đi kinh lý ngoài thành về đến nội
điện, chưa kịp xuống kiệu, bỗng có một người con gái mặt hoa, da phấn, xiêm y
lộng lẫy như tiên nữ trên trời giáng xuống, bước đến chỗ nhà vua. Thái giám và
quân túc vệ đứng phía trước, không ai căn ngăn mà còn nhường lối cho nàng. Vua
thấy vậy rất thảng thốt, chưa kịp nói gì, thì tiên nữ đã đọc một câu thơ:
“Bất chi lục bách dư niên hậu
Thiên hạ hà nhân khấp Ngọc Châu”.
Nghĩa là:
Thời gian hơn sáu trăm năm
Ai là người khóc cho nàng Ngọc Châu.
Ngày hôm sau, nhà vua cho triệu quan Bộ lễ vào chầu, vua kể lại giấc mộng,
sau đó hỏi quan Bộ lễ xem giấc mơ có ý nghĩa gì. Quan Bộ lễ thưa “Muôn tâu
Hoàng thượng, giấc mơ của bệ hạ có ý nói: Hơn sáu trăm năm trước có một liệt
nữ, nay đã hiển linh, báo cho vua biết”. Nhà vua cho quan Bộ lễ tra xét lại lịch sử
và biết thời gian tiên nữ nói trong thơ là thời vua Trần Nhân Tông trị vì, niên hiệu
Trùng Hưng. Quan Bộ lễ tiếp tục tâu với vua rằng: “Khi nhà vua bỏ ngai vàng đi
lên núi Yên Tử tu hành đạo Phật, có nhiều cung tần mỹ nữ đi theo vua và tuẫn tiết
ở suối Giải Oan, để tỏ lòng trinh tiết với vua”. Nhà vua giao cho quan Bộ lễ tra cứu
xem trong số cung tần, mỹ nữ đó có ai tên là Ngọc Châu, quê quán, công trạng ra
sao. Mấy ngày sau quan Bộ lễ tâu lên vua rằng: “Trong số cung tần, mỹ nữ mất ở
suối Giải Oan có bà Hoàng Thị Châu, Hậu phi của Trần Nhân Tông, bà là em gái
của Hầu tước Hoàng Công Thản, chiến tướng có công lớn trong chiến thắng quân
xâm lược Nguyên Mông lần thứ 2 và thứ 3”. Nghe quan Bộ lễ tâu bày xong nhà vua
liền ban tặng sắc phong cho bà Hoàng Thị Châu. Đến năm 1924, nhân dịp ngày
đại khánh của quốc gia, kỷ niệm vua Khải Định tròn 40 tuổi, nhà vua ban tiếp sắc
phong cho bà Hoàng Thị Châu (sắc như đã nêu ở trên).
Đền Kiều Đông nằm ngay bên trục đường chính, liên thôn, liên xã của xã
Hồng Thái. Đền tọa lạc trên một khu đất rộng rãi, thoáng mát, nhìn về hướng
311 DI SẢN VĂN HÓA TIÊU BIỂU HUYỆN AN DƯƠNG