Page 299 - Di san van hoa An Duong
P. 299
sĩ hiểu biết thi, thư, có công, dung, ngôn, hạnh, bà đã công đức ruộng, tiền
cho dân thôn trùng tu, tôn tạo đền, miếu của địa phương. Hai tấm bia trên rất
có giá trị trong việc nghiên cứu về lịch sử và những vị hậu thần có vị thế của
địa phương.
Trước đây hằng năm, vào các dịp Mồng 1 Tết Nguyên đán, tức là ngày mất
của Phạm Đình Trọng, ngày 22 tháng 2 âm lịch, ngày sinh của Ngài, nhân dân
địa phương tổ chức tế lễ dâng hương tại đền. Ngày nay, người dân địa phương
vẫn kế thừa phát huy các tiết lệ trên. Ngoài ra, nhân dịp tiết lễ trên, dòng họ
Phạm còn tổ chức biểu dương tặng thưởng cho các con cháu trong dòng họ có
thành tích học tập tốt.
Đền Phạm Thượng Quận tuy mới được tôn tạo, song được xây dựng theo
kiến trúc truyền thống, được trang trí, đắp vẽ hoa văn tinh xảo và có giá trị mỹ
thuật cao. Đền phụng thờ một nhân vật lịch sử, một vị đại quan rất nổi tiếng của
đất nước trong triều Hậu Lê, thế kỷ XVIII. Đền nằm gần với đình Khinh Dao và
chùa Cả, tạo thành một quần thể di tích có nhiều giá trị về kiến trúc, về tín
ngưỡng, tâm linh. Nếu được truyền thông tốt, chắc chắn đây sẽ là điểm đến hấp
dẫn của du khách trong và ngoài nước.
299 DI SẢN VĂN HÓA TIÊU BIỂU HUYỆN AN DƯƠNG